Nguyên nhân dẫn đến trình độ phát triển kinh tế không đều ,số lượng các quốc gia có thu nhập nhưng chiếm tỉ trọng cao ở các nc Châu á Giúp e vs ạ

1 câu trả lời

tình hình Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương dự tính sẽ giảm nhẹ mức tăng trưởng xuống còn 6,7% trong năm 2015  và duy trì mức đó trong hai năm tới. Mức tăng trưởng đó cũng thể hiện kinh ế Trung Quốc tiếp tục giảm nhưng lại được bù lại đôi chút bởi tăng trưởng tại các nước còn lại trong khu vực. Tính chung toàn bộ khu vực thì đây là nhóm nhập khẩu thuần dầu lửa nên được hưởng lợi từ giá dầu thấp mặc dù các nước xuất khẩu hàng hoá như Indonesia và Malaysia phải chịu áp lực giá hàng hoá giảm như dầu, khí đốt, than, dầu cọ và cao su.

Tăng trưởng tại Trung Quốc tiếp tục giảm xuống còn 7,1% trong năm nay. Tăng trưởng toàn khu vực (không kể Trung Quốc) dự đoán đạt 4,9% năm nay, sau đó tăng lên 5,4% năm 2016 do cầu bên ngoài tăng – mặc dù tăng trưởng tại Trung Quốc có chậm hơn – giảm bất ổn chính sách tại Thái Lan và giảm áp lực trong nước tại các nước khác.

Châu Âu và Trung Á dự kiến sẽ tiếp tục giảm tăng trưởng xuống còn 1,8% năm 2015 do giá dầu giảm, xung đột địa chính trị, và bị các tác động lan toả khác, trong đó có các tác động từ Nga. Mức độ phục hồi nhẹ tại khu vực châu Âu chỉ bù trừ được phần nào những tác động kể trên.

Tại Nga, dự kiến năm nay kinh tế sẽ bị co cụm 2,7%, sau đó sẽ phục hồi nhẹ năm 2016 do tác động của các chính sách dịch chuyển nền kinh tế sang một môi trường ít phụ thuộc vào giá dầu hơn. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến tăng trưởng đạt 3% trong năm 2015 nhờ chi tư nhân được phục hồi sau các cuộc bầu cử trong tháng 6. Nếu giá dầu tăng nhẹ trong giai đoạn 2016-17, tình hình địa chính trị không bị xấu đi, và các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục được thực hiện tại các nền kinh tế chính thì tăng trưởng toàn khu vực dự tính sẽ tăng lên mức 3,5% trong giai đoạn 2016-17.

Khu vực Mỹ La-tin và Ca-ri-bê sẽ giảm tỉ lệ tăng trưởng xuống còn 0,4% năm 2015 do khu vực Nam Mỹ còn nhiều khó khăn trong nước, trong đó có một số vấn đề nổi cộm như hạn hán trên diện rộng, thiếu niềm tin nhà đầu tư, và giá hàng hoá thấp.

Tại Brazil, lòng tin của giới kinh doanh và đầu tư bị giáng một đòn mạnh, một phần bị ảnh hưởng bởi các cuộc điều tra Petrobras, sẽ dẫn đến hậu quả làm cho nền kinh tế co cụm khoảng 1,3%. Tại Mexico, mức độ lòng tin vẫn còn mỏng manh, mức độ họat động kinh tế tăng nhẹ nhưng chưa đủ mức mong đợi. Đây là hậu quả của giá dầu thấp, kết quả tăng trưởng kém tại Hoa Kỳ trong Q1 và do lương tăng ít. Dự đoán giai đoạn 2016-17 toàn khu vực sẽ tăng trưởng 2,4% do Nam Mỹ sẽ thoát khỏi suy trầm kinh tế và tăng trưởng tại Hoa Kỳ sẽ kéo theo tăng trưởng tại khu vực bắc Mỹ, trung Mỹ và Ca-ri-bê.

Tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi, tăng trưởng dự tính sẽ giữ nguyên mức 2,2% trong năm 2015. Giá dầu giảm là một thách thức nghiêm trọng đối với các nước xuất khẩu dầu lửa mà đa số trong số đó còn phải đối mặt thêm với các thách thức nghiêm trọng về an ninh (Iraq, Libya, và Yemen) hoặc có ít dư địa đối phó về kinh tế (Iran, Iraq). Đối với các nước nhập khẩu dầu, hiệu ứng tích cực của giá dầu thấp đã bị bù trừ bởi các tác động lan toả khác từ các nước bất ổn hơn trong khu vực, trong đó có hiện tượng giảm kiều hối và rủi ro về an ninh. Hạn chế về cơ cấu đã tồn tại từ lâu và đã ngăn cản tăng trưởng trong khu vực trong một thời gian dài. Dự báo mức tăng trưởng toàn khu vực sẽ bật lên mức 3,7% giai đoạn 2016-17 nhờ tăng cầu bên ngoài, và tăng cường lòng tin dẫn đến tăng đầu tư tại một vài nước nhập khẩu dầu (Ai Cập, Jordan).

Nam Phi dự tính sẽ duy trì mức tăng trưởng 7,1% năm nay nhờ kinh tế hồi phục theo chu kỳ tại Ấn Độ và mức cầu tăng dần tại các nước thu nhập cao. Giá dầu toàn cầu giảm đã mang lại lợi ích lớn cho khu vực, giúp cải thiện tài khoá và cán cân thương mại, tạo điều kiện cho các cuộc cải cách cần đến trợ giá của nhà nước và giúp giảm nhẹ chính sách tiền tệ.

Tại Ấn Độ, các biện pháp cải cách đang giúp cải thiện lòng tin của giới kinh doanh và đầu tư, và thu hút thêm vốn sẽ đóng góp vào mức tăng trưởng 7,5% năm nay. Tại Pakistan, kiều hối sẽ vẫn ổn định, trong khi khu vực công nghiệp chế tạo và dịch vụ vẫn tiếp tục hồi phục. Nhưng mặc dù vậy mức tăng trưởng cũng chỉ ở mức vừa phải do vẫn bị kìm hãm về năng lượng.

Tại khu vực Tiểu Saharan châu Phi, giá dầu thấp đã làm giảm đáng kể tỉ lệ tăng trưởng tại các nước xuất khẩu hàng hoá (Angola, Nigeria), và cũng làm giảm mức hoạt động kinh tế trong các ngành phi dầu lửa. Tuy Nam Phi được hưởng lợi chính từ giá dầu thấp nhưng tăng trưởng toàn khu vực lại bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu năng lượng, thiếu lòng tin nhà đầu tư, chính sách không ổn định, và chính sách tài khoá và tiền tệ dự tính sẽ bị thắt chặt dần.

Tăng trưởng toàn khu vực dự tính sẽ giảm xuống còn 4,2%, thấp hơn mức dự báo trước đây. Điều đó phản ánh kết quả đánh giá lại tình hình tại Nigeria và Angola sau khi giá dầu giảm mạnh và tình hình cấp điện yếu kém tại Nam Phi. Trong giai đoạn 2016-17, tỉ lệ tăng trưởng sẽ nhích lên một chút do các tác động tiêu cực trên sẽ được bù trừ bởi tăng trưởng tại các nước đối tác thương mại và tăng trưởng tại các nền kinh tế thu nhập thấp trong khu vực.


Câu hỏi trong lớp Xem thêm