nêu hiểu biết của em về ấn độ (dân cư.kinh tế,vị trí,mối quan hệ với việt nam) thật là chi tiết cách dòng nên ngắn gọn mình cho 5 sao
2 câu trả lời
+ dân cư : 1,38 tỷ người
+ kinh tế : thứ 7 trên thế giới và GDP
đạt 1 nghìn tỷ USD
+ vị trí : Thuộc khu vực Nam Á ( châu Á )
+ quan hệ Ấn-Việt được nhìn nhận là mối quan hệ đồng minh vững chắc giữa hai nước
Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत, chuyển tự Bhārata, tiếng Anh: India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत गणराज्य, chuyển tự Bhārat Gaṇarājya, tiếng Anh: Republic of India), là một quốc gia cộng hòa có chủ quyền tại khu vực Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ 7 về diện tích và đông dân thứ 2 trên thế giới với dân số trên 1,366 tỷ người. Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía Nam, biển Ả Rập ở phía Tây – Nam và vịnh Bengal ở phía Đông – Nam, Ấn Độ có đường biên giới trên bộ với Pakistan ở phía Tây; với Trung Quốc, Nepal và Bhutan ở phía Đông – Bắc và Myanmar cùng Bangladesh ở phía Đông. Trên biển Ấn Độ Dương, Ấn Độ giáp với Sri Lanka và Maldives; thêm vào đó, Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan và Indonesia.
Tiểu lục địa Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nền văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại, sớm hình thành nên các tuyến đường mậu dịch mang tính quốc tế cùng những Đế quốc rộng lớn, các Đế quốc này trở nên giàu có, thịnh vượng do thương mại cùng sức mạnh văn hóa - quân sự mang lại trong suốt chiều dài lịch sử của mình.[23] Đây cũng là nơi khởi nguồn của 4 tôn giáo lớn trên thế giới bao gồm: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo; trong khi Do Thái giáo, Hỏa giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo được truyền đến vào thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên - hình thành một nền văn hóa đa dạng bản sắc trong khu vực. Sang đến thời kỳ cận đại, khu vực Ấn Độ dần bị thôn tính và chuyển sang nằm dưới quyền quản lý của Công ty Đông Ấn Anh từ đầu thế kỷ XVIII, rồi cuối cùng nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Đế quốc Anh từ giữa thế kỷ XIX. Ấn Độ trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1947 sau một cuộc đấu tranh giành độc lập dưới hình thức đấu tranh bất bạo động do lãnh tụ Mahatma Gandhi lãnh đạo.
Ngày nay, Ấn Độ là một quốc gia Cộng hòa Lập hiến Liên bang theo thể chế Nghị viện và Cộng hòa Tổng thống, kết hợp với dân chủ đại nghị và dân chủ trực tiếp, lãnh thổ bao gồm có 29 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Nền kinh tế Ấn Độ có quy mô lớn thứ 6 trên thế giới xét theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 3 toàn cầu tính theo sức mua tương đương (thống kê năm 2020). Kể từ sau khi ban hành các cải cách kinh tế mới dựa trên cơ sở mở cửa nền kinh tế cũng như hình thành kinh tế thị trường hoàn chỉnh vào năm 1991, Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, được công nhận là một nước công nghiệp mới[24][25][26][27].
Ấn Độ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và là một cường quốc, có quân đội thường trực với số lượng lớn thứ 3 trên thế giới, đứng thứ 4 về sức mạnh quân sự tổng hợp[28] và xếp hạng 3 toàn cầu về chi tiêu quân sự[29], Ấn Độ được đánh giá là một cường quốc hạng trung. Ấn Độ là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn, trong đó tiêu biểu như: Liên Hợp Quốc, G-20, Khối Thịnh vượng chung Anh, WTO, IAEA, SAARC, NAM và BIMSTEC,... Xã hội Ấn Độ hiện đại là một xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ, văn hóa và dân tộc, đây cũng là nơi có sự đa dạng về các loài hoang dã nhiều nhất trong khu vực và cần được bảo tồn, bảo vệ. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức kìm hãm sự phát triển của đất nước như: nghèo đói, phân hóa giàu nghèo cao, nạn tham nhũng, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, nhiều tư tưởng phân biệt đẳng cấp và hủ tục tôn giáo lạc hậu vẫn còn tồn tại, tình trạng suy dinh dưỡng, giáo dục và y tế công thiếu thốn ở vùng nông thôn, cùng chủ nghĩa khủng bố.