Hiện tượng nào sau đây mà lực không làm biến đổi chuyển động? * 1 điểm Vật đang chuyển động, bị dừng lại. Vật chuyển động đều với vận tốc không đổi. Vật chuyển động chậm lại. Vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động. Một vận động viên nhảy dù khi bung dù ra làm người rơi chậm lại. Nhận xét nào sau đây là đúng? * 1 điểm Dù tác dụng lực cản lên không khí khiến chuyển động chậm lại. Vận động viên tác dụng lực cản lên dù khiến chuyển động chậm lại. Không khí tác dụng lực cản lên vận động viên khiến chuyển động chậm lại. Không khí tác dụng lực cản lên dù khiến chuyển động chậm lại. Dùng búa đóng một chiếc đinh vuông góc với mặt bàn nằm ngang. Hãy chọn câu đúng nhất trong các câu sau: * 1 điểm Lực của búa làm mặt bàn biến đổi chuyển động và biến dạng. Lực của búa làm đinh biến dạng và lực của đinh làm mặt bàn biến đổi chuyển động. Lực của búa làm đinh biến đổi chuyển động. Lực của búa làm đinh biến đổi chuyển động và lực của đinh làm mặt bàn biến dạng, Chọn câu đúng: * 1 điểm Trọng lực có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên Trọng lực có hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới (hướng về tâm trái đất) Trọng lực có hướng nằm ngang. Trọng lực có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới
1 câu trả lời
Đáp án lần lượt là:
Vật chuyển động đều với vận tốc không đổi; không khí tác dụng lực cản lên dù khiến chuyển động chậm lại; lực của búa làm đinh biến đổi chuyển động và lực của đinh làm mặt bàn biến dạng; trọng lực có hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới (hướng về tâm trái đất).
Giải thích các bước giải:
+) Theo tiền đề thứ nhất của thuyết tương đối hẹp thì các định luật vật lý đều không đổi trong mọi hệ quy chiếu đối với các vật đứng yên hoặc chuyển động đều do vậy vật sẽ không thể biến đổi chuyển động khi đang chuyển động đều.
+) Như ta đã biết không khí là một môi trường rộng lớn bao quang trái đất và nó có lực cản tuy rất nhỏ nhưng nếu ta tạo cho nó 1 bề mặt lòng chảo hình vòng cung thì lực cản sẽ được tăng lên đáng kể.
+) Khi cây búa đóng chiếc đinh thì lực của nó sẽ làm đinh đâm xuống mặt bàn đó chính là biến đổi chuyển động, khi lực của đinh tác dụng lên mặt bàn thì ta sẽ thấy có 1 cái lỗ khi nhổ chiếc đinh ra điều đó cho thấy mặt bàn bị biến dạng.
+) Trọng lực hay lực hấp dẫn của 1 vật và nó có xu hướng về tâm của vật đó.
Bonus: Trọng lực hay lực hấp dẫn không phải là 1 loại lực. Theo "thuyết tương đối tổng quát" hay "thuyết tương đối rộng" được nhà vật lý lý thuyết gốc Đức Albert Einstein (14/3/1879-1/4/1955) phát triển từ "thuyết tương đối hẹp"hay "thuyết tương đối đặc biệt" công bố thì cho rằng Lực hấp dẫn thực ra là sự biến dạng của không-thời gian gọi chuẩn hơn là tương tác hấp dẫn.