Viết bài văn thuyết minh thuật lại 1 sự kiện(1 hoạt động văn hoá) mà em trực tiếp than gia tại địa phương em | địa phương mình là Nam định nha

1 câu trả lời

Thực hành viết theo các bước

1. TRƯỚC KHI VIẾT

a. Lựa chọn đề tài

– Hãy nhớ lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hoá) mà em trực tiếp tham gia hoặc tìm hiểu, quan sát được qua các phương tiện thông tin.

– Có thể tham khảo một số đề tài sau:

+ Hội chợ sách

+ Hội chợ hoa xuân ở thành phố, làng quê của em + Lễ hội dân gian (hội Đền Hùng, hội Gióng, hội làng,…)

+ Hội khoẻ Phù Đổng ở trường hoặc địa phương em.

b. Tìm ý

Sau khi đã lựa chọn được sự kiện định tường thuật, hãy tìm ý cho bài viết bằng một số hoạt động sau:

– Hồi tưởng và ghi lại vắn tắt những điều có thể giúp em hình dung rõ về sự kiện:

+ Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện

+ Hoạt động chính (trình tự, kết quả của hoạt động)

+ Ý nghĩa của sự kiện.

– Sưu tầm các đồ vật có thể minh hoạ, gợi ấn tượng về sự kiện: vật lưu niệm, lô-gô, huy hiệu, tranh ảnh, đoạn phim ngắn,…

c. Lập dàn ý

Sắp xếp các thông tin đã tìm được cho bài viết thành một dàn ý như sau:

Dàn ý

– Mở bài: Giới thiệu sự kiện (không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện).

– Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.

+ Những nhân vật tham gia sự kiện.

+ Các hoạt động chính trong sự kiện; đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động.

+ Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết.

2. VIẾT BÀI

Khi viết bài, cần bám sát dàn ý đã lập. Ngoài ra, cần chú ý thêm:

– Chọn ngôi tường thuật phù hợp, thống nhất. Trong bài thuyết minh này, em sẽ dùng ngôi thứ nhất (có thể số ít hoặc số nhiều) để tường thuật.

– Thuyết minh về sự kiện một cách chi tiết và có trình tự. Cần cung cấp cho người đọc các thông tin về bối cảnh, nhân vật tham gia, diễn biến của sự kiện (nên theo trình tự thời gian).

– Cần biểu lộ cảm xúc, đánh giá của em về sự kiện một cách ngắn gọn.

3. CHỈNH SỬA BÀI VIẾT

Rà soát và chỉnh sửa bài viết của em theo gợi ý sau:

Yêu cầu

Xác định rõ người tường thuật trực tiếp tham gia hay chỉ chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật thích hợp

Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh (không gian, thời gian).

Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí.

Cung cấp đầy đủ các chi tiết về sự kiện, trong đó có một số chi tiết hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người đọc

Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện.

Gợi ý chỉnh sửa

Nếu chưa xác định người tường thuật, cần xác định rõ.

Rà soát để thống nhất về ngôi tường thuật (đại từ nhân xưng).

Nếu chưa giới thiệu được sự kiện và nêu được bối cảnh, cần bổ sung.

Rà soát trình tự sự việc xem đã hợp lí chưa; nếu chưa thì cần sắp xếp lại sao cho hợp lí.

Rà soát các chi tiết trong bài viết xem đã đầy đủ chưa, đã có những chi tiết hấp dẫn chưa. Nếu thiếu thì bổ sung.

Cảm xúc, đánh giá có thể trình bày sau mỗi hoạt động được tường thuật hoặc ở phần kết bài. Nếu thiếu thì cần bổ sung.

Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu,…). Chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.

MIK KO VT ĐC BN THÔNG CẢM , TRÊN ĐÂY LÀ CÁCH VT BN THAM KHỎA NHA