em hãy đóng vai một chuyên gia kinh tế bùng biện về cuộc chiến thương mại giữa trung quốc và mĩ có ảnh hưởng tới kinh tế thế giới nói chung và Châu Á nói riêng ( có liên hệ tới Việt Nam )

1 câu trả lời

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Dự báo, đến năm 2030, GDP danh nghĩa của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Song, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP của Trung Quốc hiện nay đã vượt Mỹ. Mỹ và Trung Quốc cũng là 2 cường quốc thương mại: Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ nhì thế giới; Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu thứ nhì thế giới (Bảng 1).

Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường càng trở nên gay gắt trong bối cảnh sức mạnh của Mỹ có dấu hiệu suy giảm trong khi Trung Quốc đang bộc lộ tham vọng thay thế Mỹ ở vị trí thống lĩnh bàn cờ địa chính trị thế giới.

Cuộc chiến Mỹ-Trung đã làm ảnh hưởng đến không chỉ Việt Nam nói riêng mà còn ảnh hưởng đến toàn châu Á nói chung.Tính đến cuối năm 2018, Mỹ đã áp thuế 10% đối với hơn 6.000 sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc, trị giá gần 200 tỷ USD và từ ngày 01/01/2019, nâng mức thuế lên 25%. Ngoài thuế quan, Mỹ và Trung Quốc có ra nhiều vũ khí sử dụng vào cuộc chiến thương mại đang căng thẳng của hai bên. Về phía Mỹ, hạn chế hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ ở các lĩnh vực công nghiệp và kỹ thuật quan trọng, kiểm soát chặt hơn công nghệ bởi Trung Quốc.Sau gần 2 năm căng thẳng, với các biện pháp trả đũa giữa hai bên ngày càng nghiêm trọng và quyết liệt, đến tháng 1/2020, Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 để hạ nhiệt cuộc chiến. Cụ thể, Mỹ ngừng kế hoạch đánh thuế lên 155 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc và giảm thuế suất đối với 120 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc từ 15% xuống còn 7,5%. Bên cạnh đó, Mỹ vẫn giữ nguyên mức thuế 25% đối với 370 tỉ USD hàng hóa khác của Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc cam kết mua thêm ít nhất 200 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong 2 năm.

Bắc Kinh không muốn leo thang căng thẳng với Mỹ trong tình cảnh hiện nay, khi mà những ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh thương mại với Mỹ trong suốt hai năm qua đã khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm vừa qua xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua và mọi thứ chưa dừng lại.Theo đánh giá của Capital Economist, Trung Quốc bị cho là thiệt hại nhiều hơn Mỹ trong cuộc đối đầu này, lý do là vì thương mại quốc tế quan trọng với Trung Quốc hơn so với Mỹ. Xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ sang Trung Quốc chỉ chiếm chưa đầy 1% GDP và 8% tổng xuất khẩu của Mỹ. Trong khi đó xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chiếm gần 4% GDP và 20% xuất khẩu của quốc gia này. Giá trị gia tăng từ xuất khẩu sang Mỹ chiếm 3% GDP của Trung Quốc.

Sau nhiều năm căng thẳng, cuộc chiến đã kẽo theo sự góp mặt của nhiều nước lớn như Anh, Pháp, Nhật, các nước Tây Âu,...làm ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa các nước và rấy lên những hiểm nguy về một cuộc chiến tranh bằng vũ lực.
*Liên hệ VN:
Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian tới, những tác động này cũng ảnh hưởng trực tiếp và mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.Ngoài ra còn tác động đến thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng của Việt Nam

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

3 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước