Câu 8: - Các điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Á (vị trí, địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan) - Đặc điểm dân cư và kinh tế khu vực Nam Á Câu 9: - Vị trí địa lí, phạm vi, đặc điểm tự nhiên (sông ngòi, khí hậu, cảnh quan) khu vực Đông Á. - Khu vực Đông Á gồm mấy bộ phận ? Kể tên các quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á. - Trình bày sự khác nhau về địa hình giữa phía đông và phía tây phần đất liền khu vực Đông Á. - Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á. Điều kiện khí hậu đó có ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào ? - Ở khu vực Đông Á cảnh quan rừng chủ yếu phát triển ở đâu ? Vì sao ?

2 câu trả lời

8.

*Vị trí địa lí:

- Là bộ phận ở phía Nam của lục địa Á - Âu

- Nằm trong khoảng 4 độ Bắc đến 38 độ Bắc

* Địa hình:

- Gồm 3 miền khác nhau:

 + Phía Bắc: Miền núi Himalaya cao đồ sộ. Hướng Tây - Bắc, Đông - Nam dài gần 2600 km, rộng 320 - 400km

 + Ở giữa: Đồng bằng Ấn Hằng rộng và bằng phẳng

 + Phía Nam: Sơn nguyên Đê - can khai rìa được nâng cao thành hai dãy Gát Tây và Gát Đông

* Khí hậu:

  - Nhiệt đới gió mùa điển hình là khu vực mưa nhiều của thế giới

  - Do ảnh hưởng của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều, gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt

* Sông ngòi: Gồm sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút

* Cảnh quan tự nhiên:

- Rừng nhiệt đới ẩm, Xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao

* Dân cư 

- Là 1 trong những khu vực có dân cư tập trung đông của Châu Á.

- Có mật độ dân số cao nhất trong các khu vực của Châu Á.

- Dân cư tập trung ở khu vực ven biển và các con sông lớn.

- Dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi Giáo ngoài ra còn theo Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo.
* Kinh tế

- Trước đây, khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.

- Tuy nhiên nền kinh tế - xã hội trong khu vực thiếu ổn định.

- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển: Chủ yếu sản xuất nông nghiệp.

- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực

9. 

a) Địa hình và sông ngòi

-  Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc. 

+ Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.

- Sông ngòi: 

+ 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn. 

+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.

- Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa "Thái Bình Dương", là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.

b) Khí hậu và cảnh quan

+ Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa.

+ Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

-  

Lãnh thổ Đông Á gồm 2 bộ phận:

+Phần đất liền:gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

+Phần hải đảo:gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam.

-

* Phía Tây :

- Địa hình : có nhiều dãy núi cao đồ sộ , xen kẽ với các cao nguyên và bồn địa lớn

* Phía Đông :

- Địa hình : núi , cao nguyên thấp xen kẽ các đồng bằng rộng và bằng phẳng.

-

- Nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo.
+ Khí hậu: trong năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh; riêng ở Nhật Bản, do gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa. Vào mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.
+ Cảnh quan: rừng là chủ yếu do có khí hậu gió mùa ẩm.
- Nửa phía tây phần đất liền (tức Tây Trung Quốc).
+ Khí hậu: do vị trí nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô hạn.
+ Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

-

Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm

Vì sự phát triển của rừng liên quan mật thiết đến khí hậu.

Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nguồn nhiệt, ẩm dồi dào (nhiệt độ TB >240C, độ ẩm >80%), lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm) tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới ẩm phát triển mạnh mẽ.



c8:

- Khí hậu: đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:

+ Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh, khô, mùa hạ nóng, ẩm.

+ Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.

+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kix-tan có khí hậu nhiệt đới khô.

- Sông ngòi: dày đặc, có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Ba-ra-pút.

- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao

Mình biết câu này thôi ạ