Câu 7. Chứng minh: Các nước châu Á có trình độ kinh tế xã hội không đồng đều? Những thành tựu nổi bật về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của các quốc gia châu Á? Câu 8. Đặc điểm vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á, Nam Á? Đặc điểm dân cư, xã hội khu vực Nam Á?
1 câu trả lời
Câu 7:
- Các nước châu Á có trình độ kinh tế xã hội không đồng đều:
+ Tốc độ tăng trưởng KT của 1 số nước tăng nhanh (Nhật Bản, Cô-oét, Hàn Quốc, Singapo).
+ Sự phát triển của các nước không đồng đều.
+ Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao.
⇒ Xu hướng phát triển ở các nước châu Á hiện nay là ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ...
- Thành tựu nổi bật về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của các quốc gia châu Á:
a) Nông Nghiệp:
+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
b) Công Nghiệp:
+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.
+ Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử… phát triển mạnh: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan…
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm vv…) phát triển ở hầu hết các nước.
Ngày nay, các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch…) được các nước rất coi trọng. Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.
c) Dịch vụ: Ngày nay, các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch…) được các nước rất coi trọng. Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.
Câu 8:
- Đặc điểm vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á, Nam Á:
a) Tây Nam Á:
+ Đặc điểm vị trí địa lí:
▪Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới, được bao bọc bởi một số biển và vịnh biển.
▪Vị trí Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu và Phi.
+ Đặc điểm tự nhiên:
▪ Địa hình là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.
▪ Khí hậu: chủ yếu là khí hậu nhiệt đới khô, một phần ven Địa Trung Hải có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.
▪Nguồn tài nguyên quan trọng nhất khu vực là dầu mỏ, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.
b) Nam Á:
+ Đặc điểm vị trí địa lí:
▪ Là bộ phận nằm ở rìa phía Nam của lục địa.
☆Phía Tây giáp biển A-rap.
☆Phía Đông giáp vịnh Ben-gan
☆Phía Nam giáp Ấn Độ Dương
☆Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.
▪ Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:
☆Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 – 400km.
☆Nằm giữa: đồng Hằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.
☆Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
+ Đặc điểm tự nhiên:
▪Khí hậu: Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Sự hoạt động gió mùa kết hợp với địa hình khu vực làm cho lượng mưa phân bố không đều: phía đông khu vực có lượng mưa nhiều nhất thế giớí, phía tây khu vực là vùng hoang mạc và bán hoang mạc ăn ra sát biển.
▪ Nhịp điệu hoạt động gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
▪Sông ngòi: Sông Ấn, Hằng là hai sông lớn.
▪Cảnh quan: Nam Á có các cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, núi cao. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể.
- Đặc điểm dân cư, xã hội khu vực Nam Á:
a) Dân Cư:
+ Nam Á là khu vực có số dân bậc nhất trên thế giới.
+ Cao số mật độ, tập trung ở khu vực ven biển và các sông lớn.
+ Nam Á là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo và Phật giáo.
+ Hiện nay, dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo ... Tôn giáo ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Á.
b) Kinh Tế - Xã Hội:
+ Tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định.
+ Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lạc hậu.
+ Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực.
▪Công nghiệp hiện đại, cơ cấu ngành đa dạng
▪Nông nghiệp: giải quyết tốt vấn đề lương thực – thực phẩm cho nhân dân.