Câu 1. Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á có thuận lợi gì cho sự phá triển kinh tế - xã hội? Câu 2. Nêu đặc điểm xã hội Đông Nam Á. Câu 3. Dựa vào Tập bản đồ Địa Lý 8 (trang 17) và các kiến thức đã học về khu vực Đông Nam Á, em hãy xác định: a. Nơi phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và chăn nuôi của khu vực Đông Nam Á. b. Nơi phân bố của ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất, thực phẩm của khu vực Đông Nam Á. Câu 4. Dựa vào Tập bản đồ Địa Lý 8 (Trang 16) và các kiến thức đã học, em hãy xác định vị trí 5 sông lớn của khu vực Đông Nam Á: kể tên; nơi bắt nguồn; hướng chảy của sông; các biển, vịnh nơi nước sông đổ vào? Câu 5. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010 (Đơn vị: %) Khu vực kinh tế 1990 2000 2005 2010 Nông - lâm - thủy sản 38,7 24,5 19,3 18,9 Công nghiệp - xây dựng 22,7 36,7 38,1 38,2 Dịch vụ 38,6 38,8 42,6 42,9 Qua bảng số liệu trên hãy nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010
2 câu trả lời
Câu 1:
-Nằm ở Đông Nam của Châu Á, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
-Vị trí chiến lược quan trọng.
-Vị trí cầu nối giữa lục địa á - âu với lục địa Ô-trây-li-a; giữa Thái Bình Dương và ấn Độ Dương.
- Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.
Câu 2:
-Các quốc gia đều có nhiều dân tộc
- Đông Nam á có lịch sử tương đồng, người dân có phong tục, tập quán, sinh hoạt tất gần nhau tạo thuận lợi cho hợp tác phát triển.
Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
- Có nhiều tôn giáo.
Chúc bạn học tốt ^_^!!!
(Nếu thấy hay hãy vote 5*,cảm ơn và bình chọn là câu trả lời hay nhất để mik có động lực giải tiếp các BT khác nhé!)
Câu 1
Thuận lợi
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.
+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.
+ Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.
+ Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
Câu 2
Đông Nam Á có các biển, vịnh biển ăn sâu vào đất liền, tạo điều kiện cho các luồng di dân giữa đất liền và các đảo, cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. các dân tộc. Người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất như cùng trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính... Tuy vậy mỗi nước vẫn có những phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của cả khu vực. Ví dụ sự đa dạng về tín ngưỡng : đa số người Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a theo đạo Hồi ; người Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia và Lào theo đạo Phật ; ở Phi-líp-pin, đạo Ki-tô và đạo Hồi có số người theo đông nhất, ở Việt Nam cùng với đạo Phật, đạo Ki-tô, người dân còn có các tín ngưỡng địa phương.
Vị trí cầu nối và nguồn tài nguyên giàu có của Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý của các nước đế quốc Cho tới trước Chiến tranh thế giới thứ hai, ba nước Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam bị đế quốc Pháp xâm chiếm ; Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a trở thành thuộc địa của Anh ; In-đô-nê-xi-a là thuộc địa của Hà Lan ; Phi-líp-pin bị Tây Ban Nha và sau đó là Hoa Kì chiếm đóng.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành được độc lập. Hiện nay đa số các quốc gia trong khu vực theo chế độ cộng hòa, bên cạnh đó là một số quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến. Các nước trong khu vực đều mong muốn hợp tác phát triển.
Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng trong nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và đang cùng nhau xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện, cùng nhau phát triển đất nước và khu vực.