Câu 1: So sánh điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Á và Đông Nam Á? Câu 2: Nêu đặc điểm sông ngòi của Châu Á? câu 3: Tại sao ở Tây Nam Á các hoạt động nông nghiệp lại chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, giải thích cụm từ gió thần ở Tây Nam Á? Câu 4: Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu Quốc gia? Kể tên về diện tích, dân số của các nước đó?
1 câu trả lời
Câu 1:
Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía
Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Brunei,
Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan
và Việt Nam. Vào năm 2004, dân số của cả khu vực lên đến 556.2 triệu người (năm trăm năm
mươi sáu ngàn hai trăm triệu người, số liệu năm 2005), trong đó hơn 1/6 sống trên đảo Java
(Indonesia).
Địa hình
Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động
mạnh. Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanma, Thái Lan,
Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn, trong khi
đó các nước còn lại tạo nên Quần đảo Malaysia. Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung
đảo thuộc về Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động
núi lửa mạnh nhất thế giới.
Trong 10 nước Đông Nam Á, thì có 9 quốc gia có hải giới, trừ Lào; và Philippines là nước duy
nhất trong khu vực này không có địa giới chung với bất kỳ quốc gia nào.
Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu. Song cùng với thời gian, khái
niệm này ngày càng được hiểu một cách đầu đủ và chính xác hơn. Người Trung Quốc xưa kia
thường dùng từ "Nam Dương" để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía Nam. Người Nhật
gọi vùng này là "NanYo". Người Ả Rập xưa gọi vùng này là "Qumr", rồi lại gọi là "Waq - Waq"
và sau này chỉ gọi là "Zabag". Còn người Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là "Suvarnabhumi"
(đất vàng) hay "Suvarnadvipa" (đảo vàng). Tuy nhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, Đông
Nam Á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị và những sản phẩm
kì lạ khác, còn sinh sống ở đây là những con người thành thạo và can đảm.
Tên gọi "Đông Nam Á" được các nhà nghiên cứu chính trị và quân sự của Hà Lan, Anh, Mỹ đưa
ra từ những năm đầu khi nổ ra Thế chiến thứ hai, nhưng chính thức đi vào lịch sử với ý nghĩa là
một khu vực địa - chính trị, và quân sự được bắt đầu từ khi Tổng thống Mỹ Franklin D.
Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Québec lần thứ nhất vào tháng 8
năm 1943 nhất trí thành lập Bộ chỉ huy tối cao quân Đồng Minh ở Đông Nam Á. Trước đó, để
chỉ khu vực này, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho những mục đích riêng biệt.
Lúc bấy giờ cũng có sự khác nhau về cách viết từ Đông Nam Á bằng tiếng Anh. Một số nhà
nghiên cứu như Victor Purcell, E.G.H. Dobby, dùng từ Southeast thay cho South East hay
South-East, vốn được dùng từ lâu. Bộ tư lệnh tối cao Đông Nam Á (SEAC) vẫn dùng từ
Southeast, nhưng tướng Môngbattơn dùng South-East. Như thế có thể thấy rằng từ sau Thế
chiến thứ hai, từ "Đông Nam Á" mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới như một khu vực
riêng biệt và có tầm quan trọng đặc biệt. Song nếu như trước đây, người ta mới chỉ nhìn thấy
tính khu vực Đông Nam Á thể hiện ở vị trí địa lí - chính trị và quân sự của nó thì đến nay nhiều
người đã khẳng định rằng ít nhất cho đến thế kỉ 16, Đông Nam Á đã nổi lên như một trong
những trung tâm văn minh, một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa truớc khi trở thành một khu
Câu 2:
- Sông ngòi ở Châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 4:
Các quốc gia khu vực Đông Nam, diện tích, dân số của các nướcÁ:
Indonesia:diện tích:1.860.360km²;dân số:267,670,543
Myanmar:diện tích:676.578km²;dân số:53,708,320người.
Thái Lan:diện tích:513.120km²;dân số:53,708,320người.
Việt Nam:diện tích:331.212km²;dân số:95,545,962người.
Malaysia:diện tích:330.803km²;dân số:31,528,033người.
Philippines:diện tích:300.000km²;dân số:106,651,394người.
Lào:diện tích:236.800 km²;dân số:7,061,507người.
Campuchia:diện tích:181.035km²;dân số:16,718,965người.
Đông Timor:diện tích:14.874km²;dân số:1,267,974người.
Brunei:diện tích:5.765km²;dân số:437,479người.
Singapore:diện tích:705km²;dân số:;dân số:5,757,499người.