Câu 1: Nhận xét nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á A. Nằm ở ngã ba của ba châu lục. B. Tiếp giáp với nhiều vùng biển. C. Có vị trí chiến lươc về kinh tế- chính trị D. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây. Câu 2: Tây Nam Á là nằm ở ngã ba của 3 châu lục: A. Châu Á-châu Âu- châu Phi B. Châu Á-châu Âu- châu Mĩ C. Châu Á-châu Phi-châu Mĩ D. Châu Á-châu Âu- châu Đại Dương. Câu 3: Tài nguyên quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á là A. Than đá B. Vàng C. Kim cương D. Dầu mỏ Câu 4: Khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nào? A. Nhiệt đới. B. Xích đạo. C. Nhiệt đới gió mùa. D. Ôn đới. Câu 5: khu vực Nam Á có mấy miền địa hình chính? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 6: Ở trung tâm của Nam Á là miền địa hình: A. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a B. Sơn nguyên Đê-can C. Dãy Gác Đông và Gác Tây D. Đồng bằng Ấn-Hằng Câu 7: Miền địa hình phía bắc của Nam Á là miền địa hình: A. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a B. Sơn nguyên Đê-can C. Dãy Gác Đông và Gác Tây D. Đồng bằng Ấn-Hằng Câu 8: Gió mùa mùa đông khu vực Nam Á có hướng: A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Tây Nam D. Đông Nam Câu 9: Gió mùa mùa hạ ở khu vực Nam Á có hướng: A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Tây Nam D. Đông Nam Câu 10: Quốc gia phát triển nhất Nam Á là A. Ấn Độ B. Nê-pan C. Băng-la-det D. Pa-kit-tan

1 câu trả lời

Câu 1:

D. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.

• Đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á: khu vực Tây Nam Á nằm trong khoảng các vĩ độ 12 độ Bắc - 42 độ Bắc; nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi và tiếp giáp với 1 số biển và vịnh biển; có vị trí chiến lược quan trọng (Bài 9 SGK lớp 8)

Câu 2:

→ A. Châu Á-châu Âu- châu Phi

• Đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á: khu vực Tây Nam Á nằm trong khoảng các vĩ độ 12 độ Bắc - 42 độ Bắc; nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi và tiếp giáp với 1 số biển và vịnh biển; có vị trí chiến lược quan trọng (Bài 9 SGK lớp 8) 

Câu 3:

D. Dầu mỏ

• Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét (Bài 9 trang 30 SGK lớp 8) 

Câu 4:

C. Nhiệt đới gió mùa. 

• Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa (Bài 10 trang 34 SGK lớp 8) 

Câu 5:

→ B. 3

• Nam Á có ba miền địa hình khác nhau: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a (phía Bắc), sơn nguyên Đê-can (phía Nam), đồng bằng Ấn-Hằng (giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can). (Bài 10 trang 34 SGK lớp 8) 

Câu 6:

D. Đồng bằng Ấn-Hằng

• Nam Á có ba miền địa hình khác nhau: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a (phía Bắc), sơn nguyên Đê-can (phía Nam), đồng bằng Ấn-Hằng (giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can). (Bài 10 trang 34 SGK lớp 8) 

Câu 7:

→ A. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a

• Nam Á có ba miền địa hình khác nhau: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a (phía Bắc), sơn nguyên Đê-can (phía Nam), đồng bằng Ấn-Hằng (giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can). (Bài 10 trang 34 SGK lớp 8) 

Câu 8:

B. Đông Bắc

• Gió mùa mùa đông khu vực Nam Á có hướng Đông Bắc, gió mùa mùa hạ ở khu vực Nam Á có hướng Tây Nam. ( Bài 4 trang 14 SGK lớp 8) 

Câu 9:

A. Tây Nam

• Gió mùa mùa đông khu vực Nam Á có hướng Đông Bắc, gió mùa mùa hạ ở khu vực Nam Á có hướng Tây Nam. ( Bài 4 trang 14 SGK lớp 8) 

Câu 10:

→ A. Ấn Độ

• Ấn Độ là quốc gia phát triển nhất khu vực Nam Á. ( Bài 11 trang 39 SGK lớp 8) 

$@Ku$