Bài số 8 Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khi, cơ thể giữ lại 1/3 lượng œxygen trong không khi đó. Như vậy, mỗi người lớn trong một ngày đêm cần trung bình: a) Thể tích không khí là bao nhiêu? b) Thể tích oxygen đã sử dụng là bao nhiêu? (giả sử oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí) Bài số 9 Một phòng học có chiều dải 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m. a) Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó. b) Lượng oxygen trong phòng có đủ cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút không? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100 ml khí oxygen. c) Tại sao phòng học không nén đóng cửa liên tục? d) Em nên làm gì sau mỗi tiết học 45 phút?
2 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải
Bài số 8 :
a. Trong một ngày đêm người lớn tuổi cần một lượng không khí là :
`0,5.24 = 12 (m^3)`
b. Do thể tích oxygen chiếm `21%` thể tích không khí và cơ thể giữ lại `1/3` lượng oxi nên trong một ngày đêm người lớn tuổi cần là :
`12 m^3 . 1/3 . (21)/(100) = 0,84 m^3 = 840` ( l )
Bài số 9 :
a) Thể tích của phòng học:
`12 . 7 . 4 = 336 ( m^3 )`
Thể tích oxygen có trong phòng học:
`336 : 5 = 67,2 ( m^3 )`
b) Thể tích oxygen một học sinh dùng trong `45` phút:
`16 . 0,1 . 45 = 72 ( l )`
Thể tích oxygen `50` học sinh dùng trong `45` phút:
`72.50 = 3600 lít = 3,6 ( m^3 )`
Vậy lượng oxygen trong phòng đủ để học sinh hô hấp trong `45` phút.
c) Phòng học nên mở cửa để không khí trong phòng lưu thông với không khí bên ngoài nhằm cân bằng thành phần khí, đảm bảo chất lượng không khí trong phòng được tốt hơn.
d) Sau mỗi tiết học nên ra ngoài lớp học vận động nhẹ, tăng khả năng hô hấp và được hít thở không khí có nhiều oxygen hơn so với không khí trong phòng học.
Bài số 8:
a. Trong một ngày đêm người lớn tuổi cần một lượng không khí là :
0,5.24 = 12 (m3).
b. Do thể tích oxi chiếm 21% thể tích không khí và cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi nên trong một ngày đêm người lớn tuổi cần là :
= 0,84 m3 = 840 (lít).
Bài số 9:
a) Thể tích của phòng học: 12.7.4 = 336 m3
Thể tích oxygen có trong phòng học: 336 : 5 = 67,2 m3
b) Thể tích oxygen một học sinh dùng trong 45 phút: 16.0,1.45 = 72 lít.
Thể tích oxygen 50 học sinh dùng trong 45 phút: 72.50 = 3600 lít = 3,6 m3.
Kết luận: Lượng oxygen trong phòng đủ để học sinh hô hấp trong 45 phút.
c) Phòng học nên mở cửa để không khí trong phòng lưu thông với không khí bên ngoài nhằm cân bằng thành phần khí, đảm bảo chất lượng không khí trong phòng được tốt hơn.
d) Sau mỗi tiết học nên ra ngoài lớp học vận động nhẹ, tăng khả năng hô hấp và được hít thở không khí có nhiều oxygen hơn so với không khí trong phòng học.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA !!!