7/ Cho biết ĐNA có bao nhiêu tôn giáo? phân bố? Nơi hành lễ của các tôn giáo? 8/Vì sao khu vực ĐNA bị nhiều đế quốc thực dân xâm chiếm? Trước chiến tranh thế giới thứ II, ĐNA bị các đế quốc nào xâm chiếm? Các nước giành độc lập thời gian nào?
1 câu trả lời
7.Đông Nam Á có 4 phật giáo đó là: Hồi giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo, Ấn Độ giáo.
-Phân bố:
+Phật giáo:
– Địa điểm: Ấn Độ
– Thời điểm ra đời: Thế kỉ VI trước Công nguyên
+Ấn Độ giáo:
– Địa điểm: Ấn Độ
– Thời điểm ra đời: Thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên.
+Ki-tô giáo:
– Địa điểm: Pa-le-xtin
– Thời điểm ra đời: Từ đầu Công nguyên
+Hồi giáo:
– Địa điểm: A-rập-Xê-út
– Thời điểm ra đời: Thế kỉ VII sau công nguyên.
-Nơi hành lễ:
+Phật giáo: các ngôi chùa; thờ Phật Thích ca, Phật Di Đà.
Ví dụ: Chùa Bái Đính ở Ninh Bình, chùa Hương – Hà Nội....
- Hồi giáo: nơi hành lễ là các nhà thờ, thờ thánh A-la.
Ví dụ: các nhà thờ Hồi giáo ở các quốc gia thuộc Trung Đông, Bắc Phi (Pakixtan, Syria...).
- Ki-tô giáo: nơi hành lễ là các nhà thờ , thờ Chúa Giê-su.
Ví dụ: nhà nhà thờ lớn ở Hà Nội, nhà thờ Đức Bà ở Tp. Hồ Chí Minh.
8. Khu vực ĐNA bị nhiều đế quốc thực dân xâm chiếm là vì:
* Nguyên nhân khách quan:
- Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,... nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.
+ Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.
+ Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
+ Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.
- Tài nguyên, thiên nhiên: là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…
- Dân cư: có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.
Lào (1945 – 1975)
a. 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp.
- Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập 12/10/1945.
- Tháng 3/1946 Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Lào ngày càng phát triển.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam), buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.
b. 1954 – 1975: Kháng chiến chống Mỹ.
- Năm 1954, Mỹ xâm lược Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (thành lập ngày 22/3/1955) lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả ba mặt trận: quân sự - chính trị - ngoại giao, giành nhiều thắng lợi.
- Nhân dân Lào đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mỹ ,giải phóng được 4/5 diện tích lãnh thổ .
- Tháng 02/1973, các bên ở Lào ký Hiệp định Viêng Chăn (Vientian) lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
-Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975 tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
- Ngày 2/12/1975 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập. Lào bước vào thời kỳ mới: xây dựng đất nước và phát triển kinh tế-xã hội.
Hoàng thân Xu-pha-nu-vông
3. Campuchia (1945-1993)
a. 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp
- Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp.
- Ngày 9/11/1953, do sự vận động ngoại giao của vua Xihanuc, Pháp ký Hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia" nhưng vẫn chiếm đóng.
- Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.
b. Từ 1954 – 1975:
- 1954-1970: chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình,trung lập để xây dựng đất nước.
- 1970 – 1975: kháng chiến chống Mỹ
+ Ngày 18/3/1970, tay sai Mỹ đảo chính lật đổ Xihanuc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã giành thắng lợi .
+ Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.
c. 1975 – 1979: nội chiến chống Khơ-me đỏ
-Tập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.
- Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, Campuchia bước vào thời kỳ hồi sinh, xây dựng lại đất nước.
d. 1979 đến nay:thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước:
- Từ 1979, nội chiến tiếp tục diễn ra, kéo dài hơn một thập niên.
- Được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc.
- Ngày 23/10/1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết.
- Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9/1993, Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, thành lập Vương quốc Campuchia do N .Xi -ha -núc (Sihanouk) làm quốc vương. Campuchia bước sang thời kỳ phát triển mới.
- Tháng 10-2004 vua N. Xi -ha-núc thoái vị,hoàng tử Xi-ha-mô,ni kế vị. Lễ đăng quang của Sihamoni