1. Nêu những biến đổi địa giới hình chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X 2. Nêu chính sách cai trị của các triều đại phong kiến đối với nước ta như thế nào 3. Vì sao khi chiếm được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại cách cai trị và thay đổi tên gọi ? 4. Phương thức bóc lột cơ bản của các triều đại phong kiến phương Bắc đói với nhân dân ta là gì? Vì sao nhà Hán lại giữ độc quyền về muối và sắt ? 5. Dưới thời nhà Đường, hình thức bóc lột đối với nhân dân ta có j thay đổi so với trước ? 6. Các chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đã để lại hậu quả gì cho đất nước ta thời bấy giờ?

2 câu trả lời

Câu 1:

- Những biến đổi về địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là:

+ 179 TCN: Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt, bị chia thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

+ 111 TCN: Nước Âu Lạc bị gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao. Châu Giao bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu CHân và Nhật Nam.

+ Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (nước Âu Lạc cũ).

+ Đầu thế kỉ VI, nhà Lương chia giao Châu thành 6 châu: Giao Châu (vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An và Hà Tĩnh), Hoàng Châu (Quảng Ninh).

+ Năm 618, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ với 12 châu để dễ cai quản. Đất Âu Lạc cũ bị chia thành 6 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (bắc Bộ ngày nay), Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Hoan Châu (Bắc Trung Bộ ngày nay).

Câu 2:

- Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt

- Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,...

- Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

Câu 3:

Sau khi chiếm nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại cách cai trị và thay đổi tên gọi vì để dễ dàng cai trị và biến nước ta thành một phần của Trung Quốc.

Câu 4:

Phương thức bóc lột cơ bản của các triều đại phong kiến phương Bắc là:

- Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nấm độc quyền về muối và sắt.

Nhà Hán độc quyền về sắt là bởi vì: Công cụ sản xuất và vũ khí được chế tạo bằng sắt sẽ sắc hơn, nhọn hơn công cụ và vũ khí bằng đồng. ... Nhà Hán giữ độc quyền về sắt, về mặt kinh tế để hạn chế phát triển sản xuất ở Giao Châu, về mặt an ninh, để hạn chế được sự chống đối của nhân dân.

Câu 5:

- Nhà Đường chia lại khu vực hành chính, đặt tên mới, nắm quyền cai trị đến tận cấp huyện.

- Tiến hành bóc lột nhân dân ta bằng các hình thức tô thuế và cống nạp rất nặng nề, đặc biệt là cống nộp quả vải gánh đến tận kinh đô Trường An,Trung Quốc.

Chính sự bóc lột tàn bạo của chính quyền đô hộ đã dẫn tới những cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

Câu 6:

Làm cho "trăm họ xác xơ" dẫn đến hậu quả là nhiều nơi nông dân bị phá sản.

-Nhiều người phải bán mình, bán vợ, con cho tầng lớp giàu có, thông trị để biến thành nô tì.

⇒Nhân dân ta đã phải trải qua cuộc sống đói khổ, đầy đau thương, tủi nhục

Câu 1:

- Những biến đổi về địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là:

+ 179 TCN: Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt, bị chia thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

+ 111 TCN: Nước Âu Lạc bị gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao. Châu Giao bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu CHân và Nhật Nam.

+ Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (nước Âu Lạc cũ).

+ Đầu thế kỉ VI, nhà Lương chia giao Châu thành 6 châu: Giao Châu (vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An và Hà Tĩnh), Hoàng Châu (Quảng Ninh).

+ Năm 618, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ với 12 châu để dễ cai quản. Đất Âu Lạc cũ bị chia thành 6 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (bắc Bộ ngày nay), Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Hoan Châu (Bắc Trung Bộ ngày nay).

Câu 2:

- Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt

- Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,...

- Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

Câu 3:

Sau khi chiếm nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại cách cai trị và thay đổi tên gọi vì để dễ dàng cai trị và biến nước ta thành một phần của Trung Quốc.

Câu 4:

Phương thức bóc lột cơ bản của các triều đại phong kiến phương Bắc là:

- Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nấm độc quyền về muối và sắt.

Nhà Hán độc quyền về sắt là bởi vì: Công cụ sản xuất và vũ khí được chế tạo bằng sắt sẽ sắc hơn, nhọn hơn công cụ và vũ khí bằng đồng. ... Nhà Hán giữ độc quyền về sắt, về mặt kinh tế để hạn chế phát triển sản xuất ở Giao Châu, về mặt an ninh, để hạn chế được sự chống đối của nhân dân.

Câu 5:

- Nhà Đường chia lại khu vực hành chính, đặt tên mới, nắm quyền cai trị đến tận cấp huyện.

- Tiến hành bóc lột nhân dân ta bằng các hình thức tô thuế và cống nạp rất nặng nề, đặc biệt là cống nộp quả vải gánh đến tận kinh đô Trường An,Trung Quốc.

Chính sự bóc lột tàn bạo của chính quyền đô hộ đã dẫn tới những cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

Câu 6:

Làm cho "trăm họ xác xơ" dẫn đến hậu quả là nhiều nơi nông dân bị phá sản.

-Nhiều người phải bán mình, bán vợ, con cho tầng lớp giàu có, thông trị để biến thành nô tì.

⇒Nhân dân ta đã phải trải qua cuộc sống đói khổ, đầy đau thương, tủi nhục