Trường THPT …………. Tổ: ………………….. | Họ và tên giáo viên ………………………….. | |||
BÀI 17: TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÓM VIIA | ||||
Tuần: | Tiết: | Ngày soạn: | Thời gian thực hiện: 5 tiết |
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác: Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm, biết lắng nghe, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập được kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học vào cuộc sống.
2. Năng lực hoá học
- Nhận thức hoá học:
+ Nêu được vị trí của các nguyên tố halogen trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử halogen.
+ Viết được công thức cấu tạo, công thức phân tử đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2).
+ Nêu được các giá trị độ âm điện, sự biến đổi độ âm điện từ fluorine đến iodine.
+ Nêu được tính chất vật lí của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2).
+ Nêu được sự giống nhau và khác nhau về số oxi hóa của fluorine với chlorine, bromine, iodine.
+ Trình bày được tính chất hóa học đặc trưng (tính oxi hóa mạnh) của các đơn chất halogen dựa trên cấu hình electron, độ âm điện…
- Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học: Tiến hành được thí nghiệm so sánh tính oxi hoá của các đơn chất halogen; điều chế khí chlorine trong phòng thí nghiệm; tính tẩy màu của khí chlorine ẩm.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được ứng dụng của các đơn chất trong đời sống, giải thích được nguyên nhân để vận dụng những ứng dụng đó vào thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm và thao tác an toàn trong quá trình làm thực nghiệm.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập bộ môn hoá học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Các phiếu học tập.
- Hình ảnh các quặng, video thí nghiệm.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Hóa chất: Dung dịch NaCl, NaI, dung dịch chlorine, bromine, hồ tinh bột.
- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ.
2. Học sinh:
- Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Kích thích sự hứng thú, tạo tư thế sẵn sàng học tập và tiếp cận nội dung bài học.
b) Nội dung: Trò chơi âm nhạc (5 phút).
c) Sản phẩm: Tên các nguyên tố thuộc nhóm halogen và hợp chất của chúng trong tự nhiên.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV mở một bài hát đồng thời dùng mũ chuyền lần lượt đến các HS. Khi nhạc dừng, HS đang giữ mũ sẽ phải kể tên một nguyên tố nhóm halogen hoặc một hợp chất có trong tự nhiên có chứa các nguyên tố halogen. Tiếp tục chuyền mũ khi nhạc nổi lên. Nếu HS đang giữ mũ không nêu được chất, trò chơi dừng lại.
- Kết thúc trò chơi, GV đặt vấn đề vào bài: Sau đây, cô sẽ cùng các em tìm hiểu tính chất vật lí và hoá học các đơn chất nhóm VIIA.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.
a) Mục tiêu:
- Xác định vị trí của của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.
- Nêu được các nguyên tố có trong nhóm VIIA (nhóm halogen).
b) Nội dung: HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ, từ đó lĩnh hội kiến thức.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, quan sát Hình 17.1, cho biết: + Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn. + Các nguyên tố có trong nhóm halogen? | Nhận nhiệm vụ |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS. | Suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi: - Nhóm halogen gồm những nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: fluorine (F); chlorine (Cl); bromine (Br); iodine (I); astatine (At) và tennessine (Ts). - Trong đó astatine (At) và tennessine (Ts) là các nguyên tố phóng xạ. |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả. | Báo cáo sản phẩm. |
Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét và chốt kiến thức. | Học sinh rút ra kiến thức trọng tâm |
Kiến thức trọng tâm - Nhóm halogen gồm những nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: fluorine (F); chlorine (Cl); bromine (Br); iodine (I); astatine (At) và tennessine (Ts). - Trong đó astatine (At) và tennessine (Ts) là các nguyên tố phóng xạ. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của các halogen
a) Mục tiêu: Phát biểu được trạng thái tự nhiên của các đơn chất halogen.
b) Nội dung: HS hoạt động theo cặp đôi, trả lời câu hỏi, hình thành kiến thức.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp đôi, cho biết: + Dạng tồn tại của các nguyên tố halogen trong tự nhiên? + Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi biển và đại dương, phần còn lại là các lục địa và đảo. Theo em, hàm lượng nguyên tố halogen nào nhiều nhất trong tự nhiên? | Nhận nhiệm vụ |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS. | - HS thảo luận tìm ra câu trả lời: + Halogen trong tự nhiên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, chủ yếu tồn tại dưới dạng muối của các ion halide (F-, Cl-, Br-, I-) + Cứ mỗi lít nước biển chứa khoảng 35 gam muối, phần lớn là sodium chloride (NaCl). Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi biển và đại dương ⇒ hàm lượng nguyên tố chlorine có nhiều nhất trong tự nhiên. |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả. | Báo cáo sản phẩm. |
Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét và chốt kiến thức. | Học sinh rút ra kiến thức trọng tâm. |
Kiến thức trọng tâm Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Hợp chất chủ yếu của halogen là muối halide. + Ion fluoride được tìm thấy trong các khoáng chất như fluorite (CaF2); fluorapatite (Ca5(PO4)3F) và cryolite (Na3AlF6). + Ion chloride có nhiều trong nước biển, trong quặng halite (NaCl, thường gọi là muối mỏ), sylvite (KCl). + Ion bromide có trong quặng bromargyrite (AgBr); + Ion iodide có trong iodargyrite (AgI);… |
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử và đặc điểm cấu tạo phân tử halogen.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp đôi, trả lời các câu hỏi: 1. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen. 2. Từ đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử, nhận xét xu hướng hình thành liên kết trong phân tử halogen. | Nhận nhiệm vụ |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS. | - HS thảo luận tìm ra câu trả lời: 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen có dạng: ns2np5. Cụ thể + F: 2s22p5 + Cl: 3s23p5 + Br: 4s24p5 + I: 5s25p5 2. Do có 7 electron ở lớp ngoài cùng, chưa đạt cấu hình bền vững như khí hiếm, nên ở trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen góp chung một cặp electron để hình thành phân tử halogen. Với X là kí hiệu các nguyên tố halogen. Công thức cấu tạo của phân tử halogen: X-X |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả. | Báo cáo sản phẩm. |
Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét và chốt kiến thức. | Học sinh rút ra kiến thức trọng tâm. |
Kiến thức trọng tâm - Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7 electron. - Để đạt cấu hình electron bền vững giống khí hiếm, hai nguyên tử halogen góp chung một cặp electron để hình thành phân tử. + Với X là kí hiệu các nguyên tố halogen. + Công thức cấu tạo của phân tử halogen: X – X. → Như vậy, đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử X2, liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu và giải thích một số tính chất vật lí của halogen
a) Mục tiêu: Từ thông tin trong bảng 17.1, HS mô tả thể, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan của đơn chất halogen và giải thích được sự nguyên nhân biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi các halogen.
b) Nội dung: Quan sát bảng 17.1, tham khảo sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Dựa vào Bảng 17.1, nhận xét sự biến đổi về màu sắc, thể các chất ở điều kiện thường, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen.
2. Giải thích sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi từ fluorine đến iodine.
3. Ở điều kiện thường, hãy dự đoán astatine tồn tại ở thể khí, thể lỏng hay thể rắn. Giải thích.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS:
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử (từ F2 đến I2)
- Màu sắc của các đơn chất halogen đậm dần.
- Trạng thái ở điều kiện thường: Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn.
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần.
2. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của đơn chất halogen bị ảnh hưởng bởi tương tác van der Waals giữa các phân tử. Từ fluorine đến iodine, khối lượng phân tử và bán kính nguyên tử tăng, làm tăng tương tác van der Waals, dẫn đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng.
3. Dựa vào quy luật biến đối trạng thái của các nguyên tố halogen theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân: Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn. Ta có thể dự đoán astatine tồn tại ở thể rắn.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm từ 4 - 5 HS/ nhóm. - Quan sát hình ảnh, quan sát bảng 17.1, tham khảo sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập số 1. | Nhận nhiệm vụ. Quan sát bảng 17.1, tham khảo sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập số 1. |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS. | Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả. | Báo cáo sản phẩm. |
Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét và chốt kiến thức. | Học sinh rút ra nhận xét, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi tính chất các đơn chất Học sinh nghi nhận nội dung trọng tâm của bài |
Kiến thức trọng tâm - Từ fluorine đến iodine: + Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 20oC thay đổi: fluorine và chlorine ở thể khí, bromine ở thể lỏng, iodine ở thể rắn. + Màu sắc đậm dần: fluorine có màu lục nhạt, chlorine có màu vàng lục, bromine có màu nâu đỏ, iodine có màu đen tím. + Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần. - Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của đơn chất halogen bị ảnh hưởng bởi tương tác van der Waals giữa các phân tử. Từ fluorine đến iodine, khối lượng phân tử và bán kính nguyên tử tăng, làm tăng tương tác van der Waals, dẫn đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu tính chất hóa học của các halogen
a) Mục tiêu: Từ đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng, công thức cấu tạo của đơn chất halogen và thông qua các phản ứng. HS xác định được tính chất hóa học đặc trưng của halogen. Viết được các phương trình hoá học minh hoạ.
b) Nội dung: HS làm việc theo nhóm sau đó hoàn thành phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Từ cấu tạo phân tử halogen và đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử, nhận xét xu hướng hình thành liên kết của nguyên tử halogen trong các phản ứng hóa học?
2. Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
Ag + F2 → Fe + Cl2 →
K + Br2 → Al + I2 →
3. Trong phản ứng với kim loại, nhận xét sự biến đổi số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố halogen và viết các quá trình khử xảy ra.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Từ cấu tạo phân tử halogen và đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử, nhận xét xu hướng hình thành liên kết của nguyên tử halogen trong các phản ứng hóa học?
2. Hoàn thiện các phương trình hoá học sau:
H2 + F2 → H2 + Cl2 →
H2 + Br2 → H2 + I2 →
3. Dựa vào điều kiện phản ứng với hydrogen và giá trị năng lượng liên kết của phân tử H – X, giải thích khả năng phản ứng của các halogen với hydrogen.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1. Hoàn thiện các phản ứng hoá học sau:
Cl2 + NaOH →
Cl2 + NaOH
2. Trong phản ứng với dung dịch kiềm, nhận xét sự biến đổi số oxi hóa của chlorine và cho biết phản ứng này thuộc loại phản ứng gì?
3. Nêu thành phần và ứng dụng của nước Javel?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
1. Tiến hành thí nghiệm 1: So sánh tính chất hoá học của halogen theo SGK Hoá 10 trang 111, quan sát và ghi nhận hiện tượng.
2. Dựa vào phương trình hóa học của các phản ứng, giải thích kết quả thí nghiệm 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
1. Tiến hành thí nghiệm 2: Tính tẩy màu của khí chlorine ẩm – SGK hoá 10 trang 112, quan sát và ghi nhận hiện tượng.
2. Dựa vào phương trình hóa học của các phản ứng, giải thích kết quả thí nghiệm 2.
3. Tính tẩy màu của khí chlorine ẩm được ứng dụng vào lĩnh vực nào trong đời sống?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh:
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5, nên nguyên tử có xu hướng nhận thêm 1 electron hoặc dùng chung electron với nguyên tử khác để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm tương ứng.
Sơ đồ tổng quát: X + 1e → X-.
2. Các phương trình hoá học:
2Ag + F2 → 2AgF 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
2K + Br2 → 2KBr 2Al + 3I2 2AlI3
3. Trong phản ứng với kim loại số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố halogen giảm. Mỗi nguyên tử halogen từ số oxi hóa 0 sẽ nhận thêm 1 electron thành số oxi hóa -1.
Các quá trình khử xảy ra:
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5, nên nguyên tử có xu hướng nhận thêm 1 electron hoặc dùng chung electron với nguyên tử khác để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm tương ứng.
Sơ đồ tổng quát: X + 1e → X-.
2. Các phương trình hoá học:
3. Theo chiều từ F2 đến I2 khả năng phản ứng với H2 giảm dần.
Do năng lượng liên kết của phân tử H-X giảm dần hay độ bền của phân tử HX giảm dần.
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
3Cl2 + 6NaOH 5NaCl + NaClO3 + 3H2O
2.
Phản ứng của chlorine với dung dịch kiềm:
Trong phản ứng với dung dịch kiềm ở hai điều kiện nhiệt độ khác nhau, số oxi hóa của chlorine vừa tăng, vừa giảm sau phản ứng.
⇒ Phản ứng này thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử.
3. Hỗn hợp dung dịch NaCl và NaClO được gọi là nước Javel, có tính oxi hóa mạnh nên được dùng làm chất tẩy màu và sát trùng.
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
1. Hiện tượng:
- Ống nghiệm 1: Dung dịch NaBr không màu, khi thêm 1 ml nước chlorine, dung dịch có màu vàng.
- Ống nghiệm 2: Dung dịch NaI không có màu, khi thêm nước bromine, dung dịch sẫm màu. Sau đó nhỏ vài giọt dung dịch hồ tinh bột, dung dịch có màu đen tím.
2. Giải thích kết quả thí nghiệm 1:
- Ống nghiệm 1: Tính oxi hóa của chlorine mạnh hơn bromine, chlorine sẽ oxi hóa ion bromide thành bromine, dung dịch bromine có màu vàng. Phương trình hóa học:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
- Ống nghiệm 2: Tính oxi hóa của bromine mạnh hơn iodine, bromine sẽ oxi hóa ion iodide thành iodine, I2 tan tốt trong dung dịch NaI, dung dịch sẫm màu. Tính chất đặc trưng của iodine khi kết hợp với hồ tinh bột cho dung dịch màu đen tím.
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
1. Hiện tượng: Khi nghiêng ống nghiệm để HCl tiếp xúc với KMnO4, có hiện tượng sủi bọt khí màu vàng, khí thoát ra làm giấy màu ẩm bị mất màu.
2. Phương trình hóa học của phản ứng điều chế khí Cl2:
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O
KMnO4 đã phản ứng với HCl tạo khí Cl2 có màu vàng lục.
Khí Cl2 tác dụng chậm với nước tạo thành HCl và HClO, trong đó HClO có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng tẩy màu.
Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO
3. Tính tẩy màu của khí chlorine ẩm được ứng dụng:
+ Tẩy trắng sợi, vải, giấy.
+ Sản xuất chất tẩy rửa, diệt khuẩn (như nước javel …)
+ Khử trùng nước sinh hoạt, nước trong các bể bơi.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS nhắc lại cấu hình electron của các nguyên tố nhóm VIIA. Từ đó suy ra tính chất hóa học cơ bản của halogen. - Chia lớp thành 5 nhóm, phát phiếu học tập, các nhóm làm việc nhóm, thảo luận hoàn thành phiếu học tập nhóm mình: + Nhóm 1: Phiếu học tập 2. + Nhóm 2: Phiếu học tập 3. + Nhóm 3: Phiếu học tập 4. + Nhóm 4: Phiếu học tập 5. + Nhóm 5: Phiếu học tập 6. | Nhận nhiệm vụ. |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS. | Làm việc nhóm, hoàn thành PHT. |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện từng nhóm báo cáo kết quả. | Báo cáo sản phẩm. |
Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét và chốt kiến thức. | Rút ra kiến thức trọng tâm về tính chất hoá học của đơn chất halogen |
Hoạt động 6: Tìm hiểu ứng dụng của các halogen.
a) Mục tiêu: Từ tính chất hóa học của halogen. HS biết được các ứng dụng của halogen, vai trò của halogen trong đời sống và sản xuất. Nêu được một vài ứng dụng của các halogen trong đời sống hằng ngày.
b) Nội dung: HS làm việc cặp đôi, thảo luận từ đó lĩnh hội kiến thức.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu video cho HS quan sát, sau đó chiếu các hình ảnh để học sinh tự rút ra ứng dụng của các halogen. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm thêm ứng dụng khác mà thành phần có chứa nguyên tố halogen. - GV nêu vấn đề: Tại sao có thể sử dụng nước Javel để tẩy những vết mực trên áo trắng? Nhưng lại không nên sử dụng trên vải quần, áo có màu? | Nhận nhiệm vụ. |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS. | Làm việc cá nhân và theo cặp đôi hoàn thiện nhiện vụ. |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả. | Báo cáo sản phẩm. |
Bước 4: Kết luận và nhận định GV nhận xét và chốt kiến thức; HS ghi chép, lĩnh hội kiến thức: 1. Halogen có vai trò rất quan trọng trong đời sống, sản xuất và y tế. - Fluorine: được sử dụng để sản xuất các chất dẻo ma sát thấp: teflon phủ trên bề mặt chảo, thiết bị nhà bếp, dụng cụ thí nghiệm,… Một số hợp chất của fluorine dùng trong sản xuất nhôm, thuốc trừ sâu, chống gián,…. Một số muối fluorien được thêm vào thuốc đánh răng, tạo men răng,… - Chlorine: được sử dụng để tẩy trắng, khử trùng nước; một lượng lớn chlorine được dùng để sản xuất dung môi hữu cơ,… - Bromine: được sử dụng điều chế thuốc an thần, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, mực in, … - Iodine: các hợp chất iodine được sử dụng làm chất xúc tác, dược phẩm, thuốc nhuộm,… 2. Một số ứng dụng khác của halogen trong thực tế: - Ứng dụng làm đèn halogen: Sự kết hợp của khí halogen (iodine và bromine) và sợi wolfram tạo ra phản ứng hóa học chu trình halogen làm bổ sung wolfram cho dây tóc, tăng tuổi thọ và duy trì độ trong suốt của vỏ bóng đèn. - Fluorine được dùng làm chất sinh hàn trong tủ lạnh. Ngoài ra còn dùng trong công nghiệp hạt nhân để làm giàu 235U. - Đồng vị phóng xạ 131I dùng để điều trị một số bệnh lí tuyến giáp tự miễn như cường giáp tự miễn, ung thư tuyến giáp … 3. Nước Javel (hỗn hợp NaCl và NaClO) có tính oxi hóa mạnh, có tính tẩy màu nên có thể tẩy được vết mực trên áo trắng nhưng không nên sử dụng trên vải quần, áo màu vì nước Javel sẽ làm mất màu của quần áo đó. |
C. LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Ôn tập các nội dung kiến thức đã học.
b) Nội dung: Trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm trên ứng dụng Kahoot.
c) Sản phẩm: Học sinh nắm được kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện:
Học sinh làm việc cá nhân, tiến hành trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm trên ứng dụng Kahoot. Ba học sinh dẫn đầu sẽ được cộng 2đ, 2 học sinh tiếp theo sẽ được cộng 1đ.
Bộ câu hỏi:
Câu 1: Khí nào sau đây được dùng để khử trùng cho nước sinh hoạt?
A. CO2. B. O2. C. Cl2. D. N2.
Câu 2: Chlorine không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. NaCl. C. Ca(OH)2. D. NaBr.
Câu 3: Sục Cl2 vào NaOH, thu được nước javel màu vàng nhạt. Trong nước javel có chứa các muối tan là
A. Cl2, H2O. B. NaCl, HClO.
C. NaCl, NaClO. D. Cl2, NaCl, NaClO, H2O.
Câu 4: Trong hợp chất, fluorine có số oxi hóa là
A. 0. B. +1. C. -1. D. +3.
Câu 5: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 6: Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường?
A. H2 và F2. B. Cl2 và O2. C. H2S và N2. D. CO và O2.
Câu 7: Phản ứng giữa hydrogen và chất nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?
A. Fluorine. B. Chlorine. C. Iodine. D. Bromine.
Câu 8: Muối iodine là muối ăn có chứa thêm lượng nhỏ iodine ở dạng
A. I2. B. MgI2.
C. CaI2. D. KI hoặc KIO3.
Câu 9: Trong các phản ứng hoá học sau, bromine đóng vai trò gì?
(1) SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr
(2) H2S + 4Br2 + 4H2O H2SO4 + 8HBr
A. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
B. Chất oxi hoá.
C. Chất khử.
D. Không là chất oxi hoá, không là chất khử.
Câu 10: Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại hai muối này ra khỏi NaCl người ta có thể
A. Sục từ từ khí Cl2 cho đến dư vào dung dịch sau đó cô cạn dung dịch.
B. Tác dụng với dung dịch HCl đặc.
C. Tác dụng với Br2 dư sau đó cô cạn dung dịch.
D. Tác dụng với AgNO3 sau đó nhiệt phân kết tủa.
Đáp án: 1C; 2B; 3C; 4C; 5A; 6A; 7C; 8D; 9B; 10A
D. VẬN DỤNG
a. Mục tiêu
HS vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập và giải thích được các hiện tượng thực tiễn trong đời sống và sản xuất.
b. Nội dung
HS làm việc cá nhân và theo nhóm tại nhà.
c. Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS về nhà làm việc các nhân hoàn thiện các bài tập 1, 2, 3 - SGK Hoá 10 trang 113.
- Làm việc theo nhóm, làm báo cáo: Ưu - nhược điểm của việc sử dụng chlorine khử trùng nước sinh hoạt.
- HS hoàn thành nhiệm vụ tại nhà và báo cáo kết quả vào buổi học tiếp theo.