Vùng biển Việt Nam

Đất nước ta ngoài phần trên lục địa, còn một phần rộng lớn hơn trên biển Đông.Giữa lục địa và biển có mối quan hệ mật thiết về moi mặt. Biển Đông có ý nghĩa lớn về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta.

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.

a) Diện tích, giới hạn.

            - Là bộ phận của Thái Bình Dương.

            - Diện tích 3,447 triệu km2, là một biển lớn, kín.

            - Nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á.

            - 2 vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

            - Biển Đông thuộc Việt Nam khoảng 1 triệu km2.

b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển.

* Đặc điểm khí hậu:

            - Nhiệt độ trung bình khoảng 230C, biên độ nhiệt nhỏ, mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền.

            - Mưa ít hơn trên đất liền, từ 1100 – 1300 mm/năm.

            - Chế độ gió chia 2 mùa:

            +) Từ tháng 10 – tháng 4: gió đông bắc.

            +) Từ tháng 5 – tháng 11: gió tây nam.

* Đặc điểm hải văn:

            - Dòng biển tương ứng với 2 mùa gió:

            +) Dòng biển mùa đông hướng tây bắc – đông nam.

            +) Dòng biển mùa hạ hướng tây nam  - đông bắc.

            - Dòng biển cùng các vùng nước trồi, nước chìm kéo theo sự di chuyển sinh vật biển.

            - Chế độ thủy triều phức tạp, độc đáo và điển hình trên thế giới: nhật triều, bán nhật triều.

            - Độ mặn bình quân 30 – 33 ‰

c) Môi trường biển.

            - Tài nguyên vùng biển đa dạng: thủy sản, khoáng sản, giao thông, du lịch.

            - Là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

            - Vùng biển giàu tiềm năng nhưng cũng nhiều thiên tai nguy hiểm.

2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam.

            - Tài nguyên biển đang bị suy giảm do khai thác quá mức, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm.

            - Cần khai thác tiết kiệm, có quy hoạch và bảo vệ môi trường biển.