Bảo vệ tài nguyên sinh vật nước ta

Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú, đa dạng nhưng không phải là vô tận. Sự giàu có của rừng và động vật hoang dã ở Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng, trước hết là tài nguyên rừng.

1. Giá trị của tài nguyên sinh vật.

a) Kinh tế.

- Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng: đinh, lim, sến, táu, lát hoa, cẩm lai, gũ...

- Cung cấp tinh dầu, nhựa, ta-nanh và chất nhuộm: hồi, hoàng đàn, sơn, thông, dầu, trám, dành dành....

- Cung cấp thực phẩm, lương thực: nấm hương, mộc nhĩ, măng, hạt dẻ...

- Cung cấp thuốc chữa bệnh, bồi dưỡng sức khỏe: tam thất, xuyên khung, ngũ gia bì, nhân trần, ngải cứu, quế, hồi, thảo quả...

- Cung cấp cây cảnh và hoa: si, sanh, đào, vạn tuế, các loại hoa (hồng, cúc, phong lan...)

- Cung cấp nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp: song, mây, tre, trúc, nứa giang...

b) Văn hoá, du lịch.

            - Sinh vật cảnh

            - Tham quan, du lịch

            - Nghỉ dưỡng.

            - Nghiêm cứu khoa học

c) Môi trường sinh thái.

            - Điều hoà khí hậu, tăng ôxy, làm sạch không khí

            - Giảm ô nhiễm môi trường

            - Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán

            - Ổn định độ phì của đất

2. Bảo vệ tài nguyên rừng.

            - Tài nguyên rừng nước ta đang bị suy giảm theo thời gian.

            - Diện tích rừng giảm dần, tỉ lệ che phủ của rừng thấp : 33- 35% diện tích tự nhiên.

            - Chất lượng rừng bị suy giảm.

            - Biện pháp bảo vệ rừng :

            + Ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển rừng.

            + Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, tu bổ tái tạo rừng.

            + Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác

            + Bảo vệ rừng đầu nguồn.

3. Bảo vệ tài nguyên động vật.

            - Không phá rừng, bắn giết động vật quý hiếm, bảo vệ tốt rừng

            - Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật.