Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Phía Nam dãy núi Bạch Mã là một miền tự nhiên nhiệt đới gió mùa điển hình. Thiên nhiên ở đây khác biệt rõ rệt so với hai miền tự nhiên phía Bắc.

1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ

     - Từ Bạch Mã đến Cà Mau. Bao gồm Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

     - Diện tích chiếm 1/2 diện tích cả nước.

2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

a) Nhiệt độ đã tăng cao (so với hai miền trước)

- Nhiệt độ trung bình năm vượt 250C ở vùng núi.

- Biên độ nhiệt năm giảm rõ rệt, khoảng 3 – 70C

- Không có mùa đông lạnh.

b) Chế độ mưa.

            - Không đồng nhất, đặc biệt duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn, thời gian ngắn ( tháng 10,11)

            - Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ mùa mưa kéo dài 6 tháng (tháng 5-tháng 10) chiếm 80% lượng mưa cả năm, mùa khô hạn thiếu nước nghiêm trọng.

3. Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn.

            - Trường Sơn Nam: núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ. Cảnh quan đa dạng, khí hậu mát mẻ, lạnh giá (vùng núi).

            - Đồng bằng Nam Bộ: rộng lớn, chiếm hơn 1/2 diện tích đất phù sa của cả nước và phát triển trên một vùng sụt võng rộng lớn.

4. Tài nguyên phong phú và tập trung, dễ khai thác.

- Khí hậu, đất đai thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên rừng: phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái, (chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước)

- Tài nguyên biển: đa dạng và có giá trị to lớn (thuỷ hải sản, dầu mỏ, nhiều bãi biển đẹp, có giá trị về giao thông vận tải biển). Dầu mỏ là tài nguyên lớn nhất của miền.

- Khó khăn: khô hạn kéo dài, dễ gây ra hạn hán cháy rừng.