Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á

Đông Nam Á là cầu nối giữa hai châu luc, hai đại dương với các đường giao thông ngang, dọc trên biển và nằm giữa hai quốc gia có nền văn minh lâu đời. Vị trí đó đã ảnh hưởng đến đặc điểm dân cư, xã hội của các nước trong khu vực.

1. Đặc điểm dân cư.

             - Là khu vực đông dân (536 triệu người năm 2002).

             - Gia tăng dân số khá nhanh: 1,5% (cao hơn mức trung bình châu Á và thế giới - 1,3%)

            - Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.

             => Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.

             - Nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it cùng chung sống.

             - Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.

             + Quốc gia có dân sô đông nhất, diện tích lớn là In-đô-nê-xi-a.

             + Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là Đông Nam Á là Xin-ga-po.

2. Đặc điểm xã hội.

            - Các vịnh biển ăn sâu vào đất liền thuận lợi cho các luồng di dân, ằm trên đường di lưu, di cư của các dòng người cổ trong quá khứ.

            - Các nước có nhiều nét tương đồng:

             + Trong sinh hoạt, sản xuất: trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm lương thực chính....

             + Có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc: đều là các nước bị thuộc địa, bị chiếm đóng trong chiến tranh thế giới thứ II.

           - Đa dạng trong văn hóa từng dân tộc: về tôn giáo và các tín ngưỡng địa phương.

             => Tất cả các nét tương đồng là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển trong khu vực Đông Nam Á.