1. Khu vực đồi núi.
Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a) Vùng núi Đông Bắc
- Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
- Có những cánh cung lớn và trung du phát triển rộng.
- Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b) Vùng núi Tây Bắc
- Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
- Dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ nhất nước ta (Đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m).
- Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ, Than Uyên.
c) Vùng Trường Sơn Bắc
- Dài khoảng 600km, chạy hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.
- Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
d) Vùng Trường Sơn Nam
- Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
- Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.
2. Khu vực đồng bằng.
a) Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.
- Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
- Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
- Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2
b) Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ
- Diện tích khoảng 15.000km2
- Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.
c) Địa hình bờ biển và thềm lục địa
- Bờ biển nước ta dài 3260km, kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
- Có 2 dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.
- Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100m.