I. Kiến thức cần nhớ - Kết nối tri thức
II. Dạng bài: Gọi tên các thành phần của phép tính
Trong phép nhân, các thành phần được gọi là thừa số, kết quả được gọi là tích.
Ví dụ: Nêu thừa số, tích của các phép nhân sau:
a) 3 x 5 = 15 b) 4 x 6 = 24
Giải
a) Trong phép tính 3 x 5 = 15 có:
3 và 5 là các thừa số.
15 là tích, 3 x 5 cũng gọi là tích.
b) Trong phép tính 4 x 6 = 24 có:
4 và 6 là các thừa số.
24 là tích, 4 x 6 cũng gọi là tích.
III. Dạng toán: Tìm tích khi biết các thừa số.
Thực hiện phép nhân hai thừa số đã cho trước.
Ví dụ: Tìm tích, biết các thừa số lần lượt là:
a, 5 và 2 b, 7 và 3
Giải
a, Tích của hai thừa số 5 và 2 là: 5 x 2 = 10
b, Tích của hai thừa số 7 và 3 là: 7 x 3 = 21
IV. Dạng toán: Bài toán có lời văn
- Đọc và phân tích đề: bài toán thường đưa ra các giá trị giống nhau và yêu cầu tính giá trị một số nhóm
- Tìm cách giải bài toán: muốn tìm giá trị một số nhóm, ta lấy giá trị một số hạng nhân với số nhóm.
- Trình bày bài toán.
- Kiểm tra lại lời giải.
Ví dụ: Mỗi giỏ có 5 quả táo. Hỏi 4 giỏ như vậy có tất cả bao nhiêu quả táo?
Có tất cả ......... quả táo.
Giải
5 x 4 = 20
Có tất cả 20 quả táo.