I. Kiến thức cần nhớ
Cách thực hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000
- Đặt tính: các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau: hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị.
- Tính: thực hiện trừ lần lượt từ phải sang trái : đơn vị, chục, trăm.
II. Dạng toán: Đặt tính rồi tính
Phương pháp
Bước 1: Đặt tính:
- Đặt tính theo cột dọc: số hạng thứ nhất, dấu cộng, số hạng thứ hai, dấu bằng (dấu gạch ngang)
- Khi đặt tính chú ý: các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau: hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đon vị.
Bước 2: Tính:
- Thực hiện trừ lần lượt từ phải sang trái theo các hàng đơn vị, chục, trăm.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính:
a, 531 - 320
b, 689 - 536
Giải
III. Dạng toán: Tính nhẩm phép trừ với số tròn trăm
Phương pháp
Bước 1: Trừ các chữ số hàng trăm với nhau
Bước 2: Viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải kết quả vừa tìm được.
Ví dụ: Tính nhẩm
a, 700 - 200
b, 800 - 300
Giải
a, 700 – 200 = 500
b, 800 – 300 = 500
IV. Dạng toán: Bài toán có lời văn
Phương pháp
Bước 1: Đọc và phân tích đề
- Bài toán cho số đại lượng ban đầu, số đại lượng được cho, yêu cầu tính số đại lượng còn lại.
- Bài toán cho đại lượng, yêu cầu tính giá trị ít hơn đại lượng đã cho.
Bước 2: Tìm cách giải thích hợp.
Bài toán yêu cầu tính số đại lượng còn lại, bài toán tính giá trị ít hơn, ta thực hiện phép tính trừ
Bước 3: Trình bày lời giải
- Tóm tắt các đại lượng đề bài đã cho và yêu cầu của đề bài
- Bài giải: thực hiện ghi lời giải, phép tính và đáp số.
Bước 4: Kiểm tra lại kết quả và phần trình bày của mình.
Ví dụ: Ở một đài quan sát thiên văn, ngày thứ nhất có 484 học sinh đến đài tham quan. Ngày thứ hai số học sinh tham quan ít hơn ngày thứ nhất 53 học sinh. Hỏi ngày thứ hai có bao nhiêu học sinh đến đài thiên văn?
Giải
Tóm tắt
Ngày thứ nhất: 484 học sinh đến tham quan
Ngày thứ hai ít hơn ngày thứ nhất: 53 học sinh
Ngày thứ hai: ……… học sinh tham quan?
Bài giải
Ngày thứ hai có số học sinh đến đài thiên văn là:
484 – 53 = 431 ( học sinh)
Đáp số: 431 học sinh.
V. Dạng toán: Tính giá trị biểu thức
Phương pháp
- Biểu thức có thể gồm các phép cộng, các phép trừ hoặc cả phép cộng và phép trừ.
- Thực hiện tính lần lượt từ trái sang phải.
Ví dụ: Tính:
a, 500 + 300 – 400
b, 532 + 111 - 323
Giải
a, 500 + 300 – 400 = 800 – 400 = 400.
b, 532 + 111 – 323 = 643 – 323 = 320
VI. Dạng toán: Thực hiện phép tính trừ và so sánh các số trong phạm vi 1000
Phương pháp
Bước 1: Thực hiện tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000
Bước 2: So sánh các kết quả đã tìm được và trả lời yêu cầu của bài.
Ví dụ 1: Điền dấu >, < hoặc = vào chỗ trống thích hợp.
a, 235 + 621 ………..802
b, 831 – 600 ………..500
c, 422 + 33 ………… 455
Giải
a, 235 + 621 = 856
Nên 235 + 621 > 802
b, 831 – 600 = 231
Nên 831 – 600 < 500
c, 422 + 33 = 455
Nên 422 + 33 = 455
Ví dụ 2: Hai bông hoa nào ghi phép tính có kết quả bằng nhau?
Giải
Bông hoa màu xanh: 678 – 367 = 311
Bông hoa màu cam: 859 – 548 = 311
Bông hoa màu hồng: 482 – 70 = 411
So sánh kết quả ở các phép tính ta thấy, bông hoa màu xanh và bông hoa màu cam ghi phép tính có kết quả bằng nhau.
678 – 367 = 859 – 548 = 311