Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương

- Đặc điểm

+ Sinh vật dưới đáy đại dương rất đa dạng về số lượng và thành phần loài.

+ Ở các vĩ độ và độ sâu khác nhau có sự khác nhau về các loài.

- Nguyên nhân: Do sự khác nhau về nhiệt độ, độ muối, áp suất, ánh sáng,…

II. Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa

a. Thực vật

- Đặc điểm: Phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu.

+ Đới nóng: rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xavan,...

+ Đới ôn hòa: rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,...

+ Đới lạnh: thảm thực vật đài nguyên

- Yếu tố tác động đến sự phân bố: Khí hậu (nhiệt độ và lượng mưa)

b. Động vật

- Đặc điểm: Phong phú, đa dạng, chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

- Động vật có sự khác biệt giữa các đới khí hậu:

+ Rừng mưa nhiệt đới: có nhiều loài thú leo trèo giỏi, nhiều côn trùng, chim, thú,...

+ Xavan thảo nguyên có nhiều loài ăn cỏ, chạy nhanh (ngựa, linh dương,...) và các loài ăn thịt (sư tử, linh cẩu,...)

+ Ở đới lạnh có những loài chịu rét giỏi như gấu trắng, ngỗng trời, chim cánh cụt,...

+ Ở sa mạc có những loài chịu nóng và khô hạn như bọ cạp, rắn, lạc đà,....

III. Đặc điểm rừng nhiệt đới

- Phân bố: Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

- Khí hậu:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 210C.

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm.

- Sinh vật

+ Động vật: Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ.

+ Thực vật: Rừng gồm nhiều tầng, trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây... do nguồn ánh sáng, nhiệt ẩm dồi dào, đất nhiều chất dinh dưỡng.

- Sự khác nhau của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa

IV. Bảo vệ rừng nhiệt đới

Vai trò

+ Điều hòa ổn định khí hậu Trái Đất.

+ Nơi bảo tồn đa dạng sinh học

+ Nguồn dược liệu, thực phẩm và gỗ,...

Hiện trạng: Diện tích rừng nhiệt đới đang giảm ở mức báo động. Mỗi năm mất đi 130 nghìn km2.

- Nguyên nhân

+ Cháy rừng.

+ Các hoạt động của con người.

- Giải pháp

+ Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng một cách tiết kiệm và hợp lí.

+ Tích cực trồng, bảo vệ và phát triển rừng.