Cấu tạo của vỏ Trái Đất. Các mảng kiến tạo

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

- Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất.

Cấu tạo bên trong trái đất
 

Vỏ

Lớp giữa

(Manti)

Nhân

Độ dày

5 – 70 km

2900 km

3400 km

Trạng thái

Rắn

Từ quánh dẻo đến rắn

Từ lỏng đến rắn

Nhiệt độ

Tăng theo độ sâu tối đa 10000C

15000C – 37000C

Khoảng 50000C

Đặc điểm khác

 

- Chiếm gần 70% khối lượng Trái Đất

- Vật chất chủ yếu sắt, ni-ken và si-lic.

- Chiếm gần 30% khối lượng Trái Đất.

- Vật chất chủ yếu sắt.

- Chia thành 2 lớp (lõi trong rắn, lõi ngoài lỏng.

II. Thạch quyển

Thạch quyển

- Là lớp vỏ đá của Trái Đất, gồm có vỏ Trái Đất và phần trên cùng của man-ti.

- Thạch quyển dày khoảng 100km.

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá rắn:

+ Đá trầm tích: là các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất (Ví dụ: đá sét, đá cát, đá vôi).

+ Đá mắcma là các loại đá được hình thành bởi đá nóng chảy từ dưới sâu trong lòng đát phun lên và đông cứng lại (Ví dụ: đá gra-nit, đá ba-dan).

III. Các địa mảng (mảng kiến tạo)

- Theo các nhà khoa học địa chất, thạch quyền được chia tách bởi các đứt gãy sâu tạo thành các mảng, gọi là các địa mảng (mảng kiến tạo)

Các mảng kiến tạo

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các địa mảng nằm kề nhau. Do tác động của vật chất nóng chảy (mac-ma) trong lớp man-ti, các địa mảng di chuyển với tốc độ rất chậm. Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. 

​​- Các mảng kiến tạo gồm phần lục địa và đại dương. Bảy mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất là: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu – Á, châu Phi, Nam Cực, Ấn – Úc, Thái Bình Dương

Bảy mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất

- Các mảng kiến tạo di chuyển rất chậm trên lớp Manti trên quánh dẻo

- Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường hình thành các dãy núi, vực sâu…đi kèm với động đất, núi lửa.