I. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
- Muốn vẽ được bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái đất lên mặt phẳng thông qua các phép chiếu.
- Phép chiếu bản đồ là cách biểu thị mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng.
- Tùy theo mục đích, yêu cầu của việc xây dựng bản đồ, vị trí, quy mô và hình dạng lãnh thổ để lựa chọn phép chiếu bản đồ phù hợp.
- Mỗi phép chiếu bản đồ tạo ra một lưới kinh vĩ tuyến có đặc điểm khác nhau.
II. KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ
a, Kí hiệu bản đồ
- Là các dấu hiệu quy ước, được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Lưu ý: “Kí hiệu bản đồ” trong bài không đồng nghĩa với “Phương pháp kí hiệu bản đồ”, mà được hiểu là việc thể hiện các đối tượng địa lí lên bản đồ.
- Kí hiệu bản đồ rất đa dạng, chủ yếu gồm 3 loại:
+ Kí hiệu điểm: biểu hiện sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo những điểm rất riêng biệt.
+ Kí hiệu đường: biểu hiện sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo chiều dài.
+ Kí hiệu diện tích: biểu hiện sự vật, hiện tượng địa lí phân theo diện tích.
b) Bảng chú giải
- Bảng chú giải: phần giải nghĩa các kí hiệu, thường được bố trí ở phần dưới hoặc những khu vực trống trên bản đồ.
- Thứ tự của kí hiệu trong bản đồ chú giải được sắp xếp phụ thuộc vào nội dung chính mà bản đồ thể hiện.
III. Tỉ lệ bản đồ
* Khái niệm: Là yếu tố để xác minh mức độ thu nhỏ khoảng cách khi di chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.
* Phân loại: Có 2 dạng:
- Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn, tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại
- Tỉ lệ thước được vẽ dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.