I. Đấu tranh để bảo vệ và giữ gìn nền văn hóa dân tộc
Làm bánh giầy (Kí họa đầu thế kỉ XX của H.Oger)
- Chính quyền đô hộ đã thi hành chính sách đồng hóa dân tộc ta bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhằm ép buộc người Việt theo lễ nghi, phong tục Hán. Tuy nhiên, người Việt luôn có ý thức giữ gìn dòng giống Tiên Rồng và nền văn hóa của cha ông ta để lại.
- Người Việt vẫn nghe-nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.
- Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,… tiếp tục được duy trì.
- Ẩn mình sau những lũy tre, làng Việt là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giày.
II. Phát triển văn hóa dân tộc
- Trong thời kì Bắc thuộc, người Việt đã tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài nhằm phát triển văn hóa truyền thống thêm đặc sắc và đa dạng.
- Trong đó, giao thoa văn hóa và sự xuất hiện của những yếu tố văn hóa mới là những xu hướng nổi bật. Điều này trước được thể hiện qua các sản phẩm thủ công đương thời.
+ Ở giữa khay gốm có hình ba con cá chụm đầu vào nhau, thể hiện ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, nhưng viền ngoài của khay được trang trí hoa văn kiểu văn hóa Đông Sơn.
+ Về ngôn ngữ, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt, đồng thời tiếp nhận thêm nhiều lớp từ Hán và chữ Hán.
+ Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được truyền bá ngày càng sâu rộng trong xã hội Việt Nam. Trong đó, Phật giáo, Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên, phổ biến, sâu sắc hơn.