Bài 8. Trung Quốc từ thời cổ địa đến thế kỉ VII

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Điều kiện tự nhiên

- Vào thời cổ đại, lãnh thổ Trung Quốc nhỏ hơn ngày nay rất nhiều. Vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cổ đại chủ yếu là trung và hạ lưu sông Hoàng Hà. Về sau họ mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang.

Lược đồ Trung Quốc cổ đại

- Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động đến cuộc sống cư dân Trung Hoa:

+ Hoàng Hà là con sông được người dân trìu mến gọi là sông Mẹ. Mặc dù thường xuyên gây ra lũ lụt, nhưng phù sa màu mỡ của sông Hoàng đã tạo nên một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu phù hợp cho việc trồng trọt khi công cụ còn tương đối thô sơ.

+ Xuôi về phía Nam, vùng đồng bằng rộng lớn ở sông Trường Giang đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm áp, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển.

=> Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ rất sớm, những nhà nước cổ đại đầu tiên đã được xây dựng ở hạ lưu Hoàng Hà, tiếp đó là Trường Giang.

II. Quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng

2.1. Quá trình thống nhất của Tần Thủy Hoàng

- Đến cuối thời nhà Chu, nước Tần dần mạnh lên. Tần Doanh Chính đã lần lượt đánh chiếm các nước, thống nhất Trung Quốc.

+ Năm 230 TCN, Tần Thủy Hoàng thôn tính nước tề.

+ Năm 228 TCN, Tần Thủy Hoàng thôn tính nước Triệu.

+ Năm 225 TCN, nước Ngụy bị nước Tần thôn tính.

+ Năm 223 TCN, nước Sở bị thôn tính.

+ Năm 222, thôn tính nước Yên.

      + Cuối cùng năm 221 TCN thống nhất cả nước Tề tạo nên một đất nước Trung Quốc thống nhất.

2.2. Tần Thủy Hoàng thống nhất toàn diện Trung Quốc

- Để thống nhất đất nước Tần Thủy Hoàng đã làm những việc như sau:

+ Thống nhất lãnh thổ.

+ Thống nhất hệ thống đo lường.

+ Thống nhất tiền tệ.

+ Thống nhất chữ viết.

2.3. Xã hội dưới thời Tần

- Do sự phát triển của sản xuất, xã hội Trung Quốc cũng phân hóa sâu sắc. Các giai cấp mới phát triển là địa chủ và nông dân lĩnh canh. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ và nông dân ngày càng chiếm địa vị thống trị. Chế độ phong kiến chính thức được xác lập ở Trung Quốc.

- Nhà Tần tồn tại 15 năm, sau đó bị suy yếu. Năm 206 TCN, Lưu Bang – một địa chủ phong kiến đã lật đổ triều đại nhà Tần, lập ra nhà Hán.

III. Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy (206TCN- thế kỉ VII)

Từ nhà Hán đến nhà Tùy, trải qua 5 triều đại (206 TCN -618) lần lượt là :

+ Nhà Hán (năm 206 TCN-220)

+ Tam quốc (220-228)                          

+ Tấn (280-420)

+ Nam-Bắc triều(420-589)

+ Tùy (589-618).

Tham khảo cách trình bày khác:

IV. Một số thành tựu nổi bật của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII