Bài 12. Nước Văn Lang

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Sự ra đời nhà nước Văn Lang

Mở đầu: Truyền thuyết xưa kể rằng, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng kết hôn với Âu Cơ thuộc dòng dõi Tiên, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Sau đó, năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha xuống biển. Người con cả được suy tôn làm vua, hiệu là Hùng Vương.

Nước Văn Lang đã bắt đầu từ thuở đó!

- Địa bàn chủ yếu: của nhà nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

+ Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ), là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó.

+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ) có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưmg là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ).

 - Nhà nước Văn Lang ra đời:

+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt.

+ Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.

- Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: Tuy còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết,... nhưng sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

II. Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang

Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:

- Hùng Vương là người đứng đầu nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu. Quan hệ giữa vua Hùng và lạc dân rất gần gũi, cùng cày ruộng, cùng tắm sông, cùng săn bắn.

- Dưới vua có 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng.

- Dưới bộ là chiềng, chạ, đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính.

- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, Vua Hùng và các Lạc tướng tập hợp các trai tráng ở khắp các chiềng, chạ để tham gia chiến đấu.

=> Nhận xét: nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bước đầu có hệ thống, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.

III. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

- Đời sống vật chất:

+ Nhà ở: Cư dân Văn Lang sống trong các chiềng chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển. Nhà ở phổ biến là nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang lên, tránh thú dữ,…

+ Sản xuất: Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước. Ngoài ra, họ còn biết chăn nuôi, đánh bắt cá và làm các nghề thủ công, trong đó nghề luyện kim và kĩ thuật đúc đồng đạt đến đỉnh cao. Đồ ăn chính hàng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá,…

+ Trang phục: Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau. Mái tóc cắt ngắn hoặc búi tó. Họ thích đeo các đồ trang sức nhưng vòng tay, khuyên tai bằng đá, đồng.

+ Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền…

- Đời sống tinh thần của người dân Văn Lang:

+ Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm, trong những dịp đó mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa, ca hát…

+ Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình..

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các thần sông, núi, Mặt Trời, Mặt Trăng, chôn cất người chết kèm theo công cụ, đồ dùng hằng ngày hoặc trang sức quý giá.