Bài 5 : Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Hệ quả địa lí của các chuyển động tự quay quanh trục

Viễn cảnh kinh hoàng khi Trái đất quay nhanh gấp đôi hiện tại

a. Sự luân phiên ngày đêm

- Do Trái Đât có dạng hình cầu nên Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa khuất trong bóng tối là đêm. Sinh ra hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất.

- Do Trái Đất luôn tự quay quanh trục, nên lần lượt mọi nơi trên Trái Đất đều được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại lần lượt chìm trong bóng tối, sinh ra hiện tượng ngày đêm luân phiên

b. Giờ trên Trái Đất

Múi giờ Hàn Quốc và Việt Nam chênh nhau mấy giờ ?

Các múi giờ trên thế giới

- Do Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở những độ cao khác nhau, và sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).

- Giờ địa phương không thuận tiện cho đời sống và sản xuất, nên người ta chia Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi, sẽ thống nhất lấy một giờ, gọi là giờ múi.

- Hội nghị quốc tế về kinh tuyến họp tại Oa-sịnh-tơn (Hoa Kì), thống nhất lấy giờ ở múi số 0 (múi có đường kinh tuyến gốc đi qua) được lấy làm giờ quốc tế, gọi là giờ GMT (Greenwich Mean Time). Số thứ tự các múi giờ được đánh từ kinh tuyến gốc sang phía đông, Việt Nam nằm ở múi giờ số 7.

- Trên thực tế, ranh giới các múi giờ được điều chỉnh theo biên giới quốc gia, tạo thành các khu vực giờ. Có quốc gia rộng lớn nhưng chỉ có một múi giờ như Trung Quốc, có quốc gia nằm trên nhiều múi giờ như Liên Bang Nga, Hoa Kì, Canada,...

- Người ta quy định lấy kinh tuyến\({180^0}\)  đi qua giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế.

+ Nếu đi từ tây sang đông qua kinh tuyến \({180^0}\) thì lùi một ngày.

+ Nếu đi từ đông sang tây qua kinh tuyến\({180^0}\)  thì tăng một ngày.

II. Hệ quả địa lí do chuyển động quanh Mặt Trời

a. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau

Trong năm, các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam đều có hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.

- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời.

- Đặc điểm: 

+ Ngày và đêm dài ngắn khác nhau theo mùa:

Từ sau ngày 21/3 đến trước ngày 23/9

(Mùa hạ ở bán cầu Bắc) 

Từ sau ngày 23/9 đến trước ngày 21/3

(Mùa đông ở bán cầu Bắc)

- Nửa cầu Bắc ngả dần về phía Mặt Trời:

+ Ngày dài hơn đêm

+ Càng về cực Bắc, ngày càng dài, đêm càng ngắn.

+ Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc ngày kéo dài đến 24 giờ (gọi là ngày địa cực)

- Nửa cầu Nam diễn ra ngược lại.

- Nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời:

+ Ngày ngắn hơn đêm

+ Càng về cực Bắc, ngày càng ngắn, đêm càng dài.

+ Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc đêm kéo dài đến 24 giờ (gọi là đêm địa cực).

- Nửa cầu Nam diễn ra ngược lại.

+ Ngày và đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ:

  • Tại xích đao: luôn có ngày dài bằng đêm.
  • Càng xa xích đạo về hai cực, độ dài ngày đêm càng chênh lệch. Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, có ngày dài hơn đêm, bán cầu nào chếch xa Mặt Trời có đêm dài hơn ngày.
  • Từ vòng cực đến hai cực, có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
  • Tại cực, có ngày hoặc đêm dài 6 tháng.

b. Các mùa trong năm

 - Mùa là khoảng thời gian trong năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Nguyên nhân: 

Do trục của Trái Đất khi chuyển động quanh Mặt Trời luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66o33’ và không đổi phương. Nên có lúc nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

Sự khác nhau về thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu trong năm, sinh ra hiện tượng mùa.

- Hiện tượng mùa diễn ra ngược nhau ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

- Người ta chia một năm thành bốn mùa: xuân, hạ, thu đông. 

Tuy nhiên, bốn mùa thể hiện rõ nhất ở vùng ôn đới. Vùng nhiệt đới mùa xuân và thu thường ngắn và không rõ rệt. Vùng hàn đới có một mùa lạnh kéo dài quanh năm.

- Theo dương lịch thời gian bắt đầu và kết thúc của các mùa như sau:

 

Bán cầu Bắc

Bán cầu Nam

Mùa

Thời gian bắt đầu

Thời gian kết thúc

Thời gian bắt đầu

Thời gian kết thúc

Xuân

21/3

22/6

23/9

22/12

Hạ

22/6

23/9

22/12

21/3

Thu

23/9

22/12

21/3

22/6

Đông

22/12

21/3

22/6

23/9