Bài 37 : Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Vai trò và đặc điểm ngành thương mại

a. Đối với phát triển kinh tế

b. Đối với lĩnh vực khác

c. Đặc điểm

- Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

-  Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu. Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu; nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.

- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.

II. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại

Dựa vào sơ đồ, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành  thương mại

III. Tình hình phát triển và phân bố ngành thương mại

- Nội thương: Cùng với sự phát triển của sức sản xuất và quy mô dân số, hoạt động thương mại trong các quốc gia ngờ càng phát triển  không gian trao đổi sản phẩm,lượng và chất lượng sản phẩm. 

+ Quy mô thị trường hàng hóa ngày càng phát tiến. hàng hoá trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng. 

+ Việc mua bán hàng hoá thưởng diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. 

+ Thương mại điện từ đang phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi thương mại truyền th

- Ngoại thương: 

+ Thị trường thế giới hiện nay là thị trường toàn cầu, xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đang là xu hướng quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới. Thương mại quốc tế ngày càng tăng vẻ khối lượng và giá trị hàng hoá.

IV. Vai trò, đặc điểm ngành tài chính ngân hàng

a. Vai trò

- Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư và sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều tiết sản xuất và ổn định nền kinh tế.

- Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động,

- Thông qua các hoạt động tài chính toàn cầu, thúc đẩy toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

b. Đặc điểm

- Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động như ngân hàng tài chính doanh nghiệp, tài chính công, tải chinh quốc tế

- Do tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống nên sản phẩm tài chính. ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.

- Khách hàng lựa chọn dịch vụ tài chính ngân hàng dựa vào tính thuận tiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ. Chất lượng sản phẩm thường chỉ có thể được đánh giá trong và sau khi sử dụng dịch vụ.

V. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính ngân hàng

- Nhu cầu phát triển kinh tế và khả năng tài chính của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tài chính ngân hàng.

- Các đặc điểm về phân bố các trung tâm kinh tế, dân cư, quần cư.... ảnh hưởng đến sự phân bố, quy mô của các cơ sở giao dịch tài chính ngân hàng.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động, năng suất lao động của ngành

VI. Tình hình phát triển và phân bố ngành tài chính ngân hàng

- Ngành tài chính ngân hàng xuất hiện từ lâu và phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

- Tài chính ngân hàng là một trong những ngành trụ cột ở các nước phát triển như Hoa Kỳ , Nhật Bản, Đức,...

- Các trung tâm tài chính ngân hàng hàng đầu thế giới là Niu Ooc , Luân Đôn, Thượng Hải,...