I. Phát triển bền vững
a. Khái niệm
- Phát triển là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
b. Sự cần thiết phải phát triển bền vững
- Những thách thức đan xen về môi trường kinh tế, chính trị và xã hội mà nhân, loại đang phải đối mặt đòi hỏi chúng ta phải thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Cụ thể
+ Về kinh tế: Suốt một thời gian dài, nhiều quốc gia đã tập trung theo đuôi mục tiêu tăng trưởng GDP nhanh. Điều này dẫn tới việc khai thác tải nguyên thiên nhiên quá mức, lượng chất thải tạo ra môi trường quá cao. Việc tập trung vào các mục tiêu kinh tế và bỏ qua các vấn đề xã hội, suy thoái môi trường và suy giảm tài nguyên dẫn tới hậu quả môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.
+ Về xã hội: Quá trình phát triển của nhân loại đã kéo theo những thách thức chồng chất vẻ các vấn đề xã hội. Đó là tình trạng gia tăng dân số, đô thị hoá quá nhanh, phân chia giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, vấn đề sức khỏe. thất nghiệp và việc làm, phân biệt chủng tộc, sự xung đột và chiến tranh,... Những vấn đề này đã làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sự an toàn và thịnh vượng của con người và trở thành mối quan tâm cấp bách của tất cả các quốc gia.
+ Và môi trường: Môi trường của chúng ta phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng và có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Đó là sự ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khi), biến đổi khí hậu, lượng chất trải quá lớn chưa qua xử lý đổ ra môi trường, mất sự đa dạng sinh học ,...
II. Tăng trưởng xanh
a. Khái niệm
- Tăng trưởng xanh là sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên để có thể tiếp tục cung cấp cho tài nguyên và du lịch môi trường cho cuộc sống con người trong tương lai.
- Tăng trưởng nhấn mạnh tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn giữ cân bằng hài hòa với môi trường sinh thái - cụ thể là tránh gây các áp lực phá vỡ sự cân bằng của môi trường với mục tiêu cao nhất là duy trì bền vững sự tăng trưởng kinh tế.
b. Biểu hiện
- Tăng trưởng xanh chính là các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu làm động lực cho tăng trưởng kinh tế.
- Ví dụ, do sản xuất điện than có mức phát thải CO2 lớn nên nhiều nước trên thế giới có xu hướng đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than, giảm dẫn tỷ trọng của nhiệt điện than trong cơ cầu nguồn cung năng lượng
- Tăng trưởng xanh hướng tới việc sử dụng tài nguyên có hạn của Trái Đất một cách hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động, đồng thời giảm các tác động đến môi trường. Điều này có nghĩa là với Số lương đầu vào ít hơn, chúng ta có thể tạo ra nhiều của cải vật chất hơn, đem lại nhiều giá trị hơn.
- Tăng trưởng xanh cũng thể hiện ở việc giảm bất bình đẳng thông qua tiêu dùng xanh, đổi mới sản xuất và kinh doanh. Ví dụ, tăng trưởng xanh hướng tới cung cấp các dịch vụ và tiện ích năng lượng cơ bản nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo. Mô hình lưới điện mini sử dụng các nguồn năng lượng thay thể bao gồm năng lượng mặt trời, sinh khối, địa nhiệt... đang trở nên phổ biến ở các khu vực có thu nhập thấp ở châu Á nhằm làm giảm sự chênh lệch ống tiếp cận lưới điện giữa khu vực thành thị và nông thôn.