I. Sự ra đời nhà nước Văn Lang
Mở đầu: Truyền thuyết xưa kể rằng, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng kết hôn với Âu Cơ thuộc dòng dõi Tiên, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Sau đó, năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha xuống biển. Người con cả được suy tôn làm vua, hiệu là Hùng Vương.
Nước Văn Lang đã bắt đầu từ thuở đó!
- Địa bàn chủ yếu: của nhà nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
+ Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ), là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó.
+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ) có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưmg là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ).
- Nhà nước Văn Lang ra đời:
+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt.
+ Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.
- Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: Tuy còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết,... nhưng sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
II. Sự ra đời nhà nước Âu Lạc
- Bối cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc: Cuối thế kỉ III TCN, nhà Tần đem quân đánh Xuống phía nam. Người Lạc Việt và người Âu Việt đã đoàn kết với nhau cùng chống quân xâm lược. Họ đã cử ra "nguời tuấn kiệt" là Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thục Phán lên làm vua, xung gọi là An Dương Vuơng, lập a nuớc Âu Lạc (năm 208 TCN).
- Điểm giống và khác của nhà nước Âu Lạc với Nhà nước Văn Lang:
* Giống nhau:
- Có tổ chức từ trên xuống dưới
- Đơn vị hành chính: lấy làng, chạ làm cơ sở
- Vua có quyền quyết định tối cao, giúp vua cai trị đất nước là các Lạc hầu, Lạc tướng.
* Khác nhau:
- Nhà nước Âu Lạc: mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố); quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước, sự phân biệt tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn - Nhà nước Văn Lang: chưa có quân đội, chưa có pháp luật, Vua Hùng quyền lực không tập trung nhiều hơn An Dương Vương.
III. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc
- Đời sống vật chất:
+ Nông nghiệp, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành tựu đạt được từ thời Văn Lang. Cư dân Âu Lạc gieo trồng được lúa và các loại rau, củ, quả. Nghề gốm và xây dựng ngày càng tiến bộ. Cư dân Âu Lạc rất giỏi nghề luyện kim, đúc đồng.
+ Nhờ sản xuất phát triển, đời sống vật chất của cư dân Âu Lạc được nâng cao. Ngoài đồ ăn quen thuộc (cơm, nếp, cơm tẻ, rau, cá,…), cư dân còn ăn nhiều loại quả như chuối, cam,… Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
+ Do nghề dệt phát triển, cư dân Âu Lạc đã mặc nhiều loại vải may từ sợi đay, tơ tằm,…
+ Các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như: bình, vỏ, thạp, mâm, chậu, bát.làm bằng đồng, gốm hoặc tre, nứa, mây và phong phú hơn.
- Đời sống tinh thần:
+ Các tín ngưỡng , phong tục tập quán cũ vẫn duy trì và phát triển.
+ Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm.
Mở rộng:
Vào ngày 6 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm, lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao của An Dương Vương và thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời duy trì, bảo tồn và phát huy hoạt động văn hóa truyền thống, giá trị di sản vật thể và phi vật thể của Khu di tích thành Cổ Loa.