I. Sơ đồ tư duy bài 7 Ai Cập cổ đại sách Kết nối tri thức với cuộc sống
II. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí:
+ Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải. Phía nam là vùng Thượng Ai Cập với nhiều núi và đồi cát. Phía đông và phía Tây giáp sa mạc.
- Từ hàng ngàn năm nay, người Ai Cập cổ đại luôn tâm niệm sông Nile là dòng sông của sự sống, không chỉ bởi nó mang tới nguồn sống nuôi dưỡng mảnh đất Ai Cập mà còn bởi những giá trị về văn minh và văn hóa vô cùng lớn. Nước sông Nin đã giúp họ chống lại các hiện tượng xói mòn, xâm lấn của sa mặc và là nguồn nước ngọt chính cho vùng đất khô cằn Ai Cập. Với nguồn nước dồi dào, sông Nin đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất “lục địa đen”, góp phần trở thành cái nôi tạo nên nền văn minh Ai Cập cổ đại rực rỡ mang đến niềm kiêu hãnh cho toàn nhân loại.
III. Quá trình thành lập nhà nước
- Cư dân thuộc thổ dân châu Phi kết hợp với tộc người Ha-mít từ Tây Á xâm nhập vào lưu vực sông Nin. Họ sống theo từng công xã (còn được gọi lag Nôm). Khoảng năm 3200 TCN, vua Na-mơ (hay Mê-nét) theo truyền thuyết đã thống nhất các Nôm thành một vương quốc.
- Na-mơ và những người kế vị Ai Cập theo hình thức cha truyền con nối. Đứng đầu nhà nước Ai Cập theo hình thức cha truyền con nối. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là các pha-ra-ông, có quyền lực tối cao, sở hữu toàn bộ đất đat của cải, có quân đội riêng.
- Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, nhà nước Ai Cập sụp đổ.
- Quá trình thống nhất đất nước bằng chiến tranh được thê hiện ở chi tiết chim ưng thần bảo hộ của các vua pha- ra- ông dưới con chim ưng là là danh sách những nước bị vua Na-mơ đánh bại, bên dưới là hình ảnh tù binh, mặt bên kia là hình ảnh quân đội xếp hàng, cho thấy việc thống nhất đất nước là dùng biện pháp chiến tranh.
Mở rộng: Phiến đá Na-mơ (niên đại 3200 TCN- 3000 TCN) có hai mặt, diễn tả chiến thắng của vua Na-mơ với sự ủng hộ của thần Hô-rút, vị thần bảo hộ của các pha-ra-ông, biểu hiện la chim ưng. Hình ảnh vua Na-mơ đội cả hai vương miện (vương miện Thượng Ai Cập ở mặt 1, sử liệu cho biết là màu trắng; vương miện Hạ Ai Cập ở mặt 2, sử liệu cho biết là màu đỏ) diễn tả sự thống nhất của Thượng và Hạ Ai Cập trong quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại.
IV. Thành tựu văn hóa
Mở rộng thêm một số hình ảnh về các thành tựu của Ai Cập: