I. Sơ đồ từ duy bài Xã hội nguyên thủy sách Cánh diều
II. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy
- Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu là thời kì sinh sống của Người tối cổ, con người sinh sống bầy đàn gồm 5 - 7 gia đình lớn, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
+ Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của Người tinh khôn, xã hội được chia thành thị tộc, bộ lạc. Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống mà đứng đầu là tộc trưởng. Bộ lạc gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng bản địa, người đứng đầu là tù trưởng.
=> Như vậy, người nguyên thủy đã tổ chức xã hội của mình từ giai đoạn bầy đàn chuyển lên giai đoạn thị tộc, bộ lạc.
III. Đời sống vật chất của người nguyên thủy
- Đời sống vật chất của người nguyên thủy được thể hiện qua ba phương diện:
+ Công cụ lao động: rìu đá, cuốc đá và đồ đựng bằng gốm
+ Cách thức lao động: săn bắt và trồng trọt, chăn nuôi
+ Địa bàn cư trú: sống trong các hang động bên ven sống suối.
- So sánh Người tinh khôn với người tối cổ
IV. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy
- Người nguyên thủy có đời sống tinh thần phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật là đời sống tâm linh và nghệ thuật.
- Quan niệm mọi vật đều có linh hồn và sung bài “vật tổ” là nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người nguyên thủy.
Mở rộng: (Mỗi thị tộc thường tôn sùng một loài động vật hoặc thực vật hoặc các hiện tương tự nhiên (mây, mưa, sấm chớp,…) Chúng trở thành “vật tổ” hay còn gọi là tô –tem, được các thành viên trong thị tộc sùng bái. Đa số các vật tổ là động vật và được dùng để gọi tên thị tộc, như thị tộc Gấu, thị tộc Hải Cẩu, thị tộc sói, thị tộc Chim,…).
- Cuối thời nguyên thủy, hiện tượng chôn cất người chết mang ý niệm về việc kết nối với thế giới bên kia trở nên phổ biến ở nhiều nơi.
- Người nguyên thủy còn để lại những dấu vết phong phú và đặc sắc trong đời sống nghệ thuật.