Trả lời bởi giáo viên

H là giao của hai đường cao BE;CF nên H là trực tâm của ΔABC.
Gọi D là giao của AH và BC nên AD⊥BC.
Xét ΔAFH vuông tại F, đường trung tuyến FI nên FI=IA=12AH (trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền).
Do đó ΔFAI cân tại I suy ra ^IFA=^IAF (1)
Xét ΔBFC vuông tại F, đường trung tuyến FK nên FK=BK=12BC (trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền).
Do đó ΔFBK cân tại K suy ra ^KFB=^KBF (2)
Xét ΔABD vuông tại D nên ^DAB+^DBA=90o.
Từ (1) và (2) suy ra ^IFA+^KFB=^IAF+^KBF=^DAB+^DBA=90o.
Ta có: ^IFA+^IFK+^KFB=180o
⇒^IFK=180o−(^IFA+^KFB)=180o−90o=90o.
Hướng dẫn giải:
- Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
- Trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.
- Tam giác cân có hai góc đáy bằng nhau.