Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại M (biết M chỉ có một hóa trị duy nhất) vào dung dịch axit HNO3 dư, thu được dung dịch A. Chia A thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: cho tác dụng với NaOH dư được kết tủa B. Nung B đến khối lượng không đổi thu được 4,0 gam oxit kim loại.
- Phần 2: cô cạn ở điều kiện thích hợp thu được 25,6 gam một muối X duy nhất. Muối X có công thức phân tử là
Trả lời bởi giáo viên
Gọi hóa trị của kim loại là n (1 ; 2 ; 3), Khối lượng mol là a (g)
Gọi số mol muối mỗi phần là x. Ta có số mol kim loại ban đầu là 2x
Có : 2ax = 4,8 nên ax = 2,4 (1)
Nếu muối tạo thành chỉ là M(NO3)n thì ta có : (a + 62n)x = 25,6 (2)
Từ (1) và (2) => $x=\frac{25,62,4}{62n}=\frac{0,187}{n}$
Mặt khác, số mol oxit thu được là x/2
=> $(2a+16n).\frac{x}{2}=4$ (3)
Từ (1) và (3) => $x=\frac{42,4}{16n}=\frac{0,1}{n}$
2 giá trị x không bằng nhau. Vì vậy muối phải là muối ngậm nước.
Đặt công thức muối là M(NO3)n.mH2O
Khối lượng muối mỗi phần là (a + 62n + 18m)x = 25,6 (4)
Kết hợp (1), (3), (4) ta có hệ sau :
ax = 2,4
(2a + 16n).x/2 = 4
(a + 62n + 18m)x = 25,6
=> nx = 0,2 ; mx = 0,6
=> a/n = 12. Thay n = 1, 2, 3 ta được a = 24 thỏa mãn => Mg
Thay n = 2 => x = 0,1 ; do đó m = 6
Vậy M là Mg và muối là Mg(NO3)2.6H2O
Hướng dẫn giải:
Gọi số mol muối mỗi phần là x. Ta có số mol kim loại ban đầu là 2x
+) Từ khối lượng kim loại M => PT (1)
Nếu muối tạo thành chỉ là M(NO3)n => PT (2)
Từ (1) và (2) => giá trị x theo n
+) Số mol oxit thu được là x/2 => PT (3)
Từ (1) và (3) => giá trị x theo n
+) So sánh 2 giá trị x nhận thấy điều giả sử sai => muối ngậm nước
+) Từ khối lượng muối mỗi phần => PT (4)
Kết hợp (1), (3), (4) => các giá trị: nx ; mx; a/n = 12
=> kim loại và công thức muối