Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống. Hiện nay công nghệ mạ thường dùng công nghệ điện phân. Bể điện phân lúc này gọi là bể mạ có anot là một tấm kim loại để mạ, catot là vật cần mạ. Chất điện phân thường dùng là dung dịch muối kim loại để mạ trong đó có thêm một số chất phụ gia để làm cho lớp mạ bám vào bề mặt được chắc, bền và bóng đẹp. Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng \(200\,\,c{m^2}\), người ta dùng tấm sắt làm catot của một bình điện phân đựng dung dịch \(CuS{O_4}\) và anot là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ \(I = 10\,\,A\) chạy qua trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Cho biết đồng có \(A = 64\,\,\left( {g/mol} \right);\,\,n = 2\) và có khối lượng riêng \(\rho = 8,{9.10^3}\,\,kg/{m^3}\).
Trả lời bởi giáo viên
Khối lượng đồng bám trên mặt tấm sắt là:
\(m = \dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}It = \dfrac{1}{{96500}}.\dfrac{{64}}{2}.10.9650 = 32\,\,\left( g \right)\)
Thể tích của đồng là: \(V = \dfrac{m}{\rho }\)
Lại có: \(V = d.S \Rightarrow \dfrac{m}{\rho } = d.S\)
\( \Rightarrow d = \dfrac{m}{{\rho .S}} = \dfrac{{{{32.10}^{ - 3}}}}{{8,{{9.10}^3}{{.200.10}^{ - 4}}}} \approx 1,{8.10^{ - 4}}\,\,\left( m \right) = 0,18\,\,\left( {mm} \right)\)
Hướng dẫn giải:
Khối lượng kim loại bám ở Catot: \(m = \dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}It\)
Thể tích: \(V = d.S = \dfrac{m}{\rho }\)