Có 9 chiếc thẻ được đánh số từ 1 đến 9, người ta rút ngẫu nhiên hai thẻ khác nhau. Xác suất để rút được hai thẻ mà tích hai số được đánh trên thẻ là số chẵn bằng:
Trả lời bởi giáo viên
Số phần tử của không gian mẫu: \({n_\Omega } = C_9^2 = 36\).
Gọi A là biến cố: “rút được hai thẻ khác nhau mà tích hai số được đánh trên thẻ là số chẵn” \( \Rightarrow \) Ít nhất 1 trong hai thẻ phải mang số chẵn.
\( \Rightarrow \) Biến cố đối: \(\overline A \): “Cả hai thẻ mang số lẻ” \( \Rightarrow {n_{\overline A }} = C_5^2 = 10\).
Vậy xác suất của biến cố A là \({P_A} = 1 - \dfrac{{{n_{\overline A }}}}{{{n_\Omega }}} = 1 - \dfrac{{10}}{{36}} = \dfrac{{13}}{{18}}\).
Hướng dẫn giải:
- Tìm số phần tử của không gian mẫu.
- Gọi A là biến cố: “rút được hai thẻ khác nhau mà tích hai số được đánh trên thẻ là số chẵn”
- Sử dụng biến cố đối
\({P_A} = 1 - \dfrac{{{n_{\overline A }}}}{{{n_\Omega }}} \)