Cho mạch điện như hình vẽ:
\({U_{AB}} = 24V\), \({R_1} = {R_2} = {R_3} = {R_4} = {R_5} = 10\Omega \)
Tính số chỉ của ampe kế?
Trả lời bởi giáo viên
Vì ampe kế có điện trở không đáng kể nên B và C có cùng điện thế
\( \Rightarrow \) chập C và B lại. Vẽ lại mạch điện như hình sau:
Ta có: \(\left[ {\left( {{R_4}//{R_5}} \right)nt{R_2}} \right]//{R_1}\)
Suy ra:
\({R_{45}} = \dfrac{{{R_4}{R_5}}}{{{R_4} + {R_5}}} = \dfrac{{10.10}}{{10 + 10}} = 5\Omega \)
\({R_{245}} = {R_2} + {R_{45}} = 10 + 5 = 15\Omega \)
\({R_{AB}} = {R_{1245}} = \dfrac{{{R_1}{R_{245}}}}{{{R_1} + {R_{245}}}} = \dfrac{{10.15}}{{10 + 15}} = 6\Omega \)
(Để tìm số chỉ ampe kế A ta phải tìm \({I_1}\) và \({I_4}\) sau đó xác định chiều của \({I_4}\) rồi suy ra số chỉ của A)
+ Ta có: \({U_{245}} = {U_1} = {U_{AB}} = 24V\)
+ Dòng điện chạy qua đoạn \({R_1}\): \({I_1} = \dfrac{U}{{{R_1}}} = \dfrac{{24}}{{10}} = 2,4A\)
+ Dòng điện chạy qua đoạn \({R_2} - {R_{45}}\): \({I_{2 - 45}} = \dfrac{U}{{{R_{245}}}} = \dfrac{{24}}{{15}} = 1,6A\)
Lại có, \({I_2} = {I_{45}} = {I_{2 - 45}} = 1,6A\) nên \({U_{45}} = {U_{AB}} - {U_2} = {U_{AB}} - {I_2}{R_2} = 24 - 1,6.10 = 8V\)
Vì \({U_4} = {U_5} = {U_{45}} = 8V\) mà \({R_4} = {R_5} = 10\Omega \)
\( \Rightarrow {I_4} = {I_5} = \dfrac{{{U_{45}}}}{{{R_4}}} = \dfrac{8}{{10}} = 0,8A\)
Dựa vào mạch gốc, ta thấy tại D có \({I_2} > {I_5}\) nên dòng qua \({I_4}\) phải có chiều từ D đến C vậy \({I_1}\) và \({I_4}\) chạy qua A nên:
\({I_A} = {I_1} + {I_4} = 2,4 + 0,8 = 3,2A\)
Hướng dẫn giải:
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: \(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{R_1} + {\rm{ }}{R_2} + {\rm{ }}....{\rm{ }} + {\rm{ }}{R_n}\)
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song: \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}} + ... + \dfrac{1}{{{R_n}}}\)
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \dfrac{U}{R}\)