Mục a
a) Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh
- Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ biển Đại Tây Dương (1,3 triệu người) (di dân từ châu Âu sang châu Mĩ, dồn người In-đi-an về phía Tây, đưa nô lệ da đen từ châu Phi sang khai phá đồn điền).
Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- Giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở đây phát triển.
+ Miền Bắc: Công trường thủ công phát triển nhiều ngành nghề như: rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt... (các mỏ kim loại quý tập trung chỷ yếu ở miền Bắc, Cảng Bô-xtơn sầm uất...)
+ Miền Nam: kinh tế đồn điền phát triển. sản xuất hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu: ngô, bông, mía, thuốc lá... (đất đai phì nhiêu; sử dụng rộng rãi, bóc lột tàn bạo nô lệ da đen).
- Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống nhất thị trường, ngôn ngữ (yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa là được tự do phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế về phía Tây, nhưng bị chính quyền Anh quốc ra sức kìm hãm.)
Mục b
b) Chính sách kìm hãm của Anh với Bắc Mĩ:
- Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp.
- Cấm mở doanh nghiệp.
- Cấm đem máy móc và thợ lành nghề sang Anh, ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.
- Không được tự do buôn bán với các nước khác và cư dân ở đây không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.
=> Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.
ND chính
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ, nguyên nhân bùng nổ chiến tranh và chính sách kìm hãm của thực dân Anh đối với Bắc Mĩ. |