Mục a
a) Tình hình Mĩ trước khi nội chiến (Nguyên nhân sâu xa)
- Kinh tế Mĩ giữa thế kỷ XIX tồn tại theo 2 con đường:
+ Miền Bắc: phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
+ Miền Nam: phát triển kinh tế đồn điền dựa trên bóc lột sức lao động nô lệ.
- Nông nghiệp:
+ Miền Bắc và miền Tây: kinh tế trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế phục vụ thị trường công nghiệp.
+ Miền Nam: kinh tế đồn điền phát triển dựa trên sức lao động nô lệ làm giàu nhanh chóng cho giới chủ nô. Tuy nhiên, chế độ nô lệ đã cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Mâu thuẫn giữa tư sản và trại chủ nhỏ ở miền Bắc với chủ nô miền Nam ngày càng dẫn đến phong trào đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ nô lệ mở đường cho CNTB phát triển.
Mục b
b) Nguyên nhân trực tiếp
- Lin-côn ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đại diện cho giai cấp tư sản và trại chủ miền Bắc trúng cử Tổng thống đe dọa quyền lợi các chủ nô ở miền Nam (vì Đảng Cộng hòa chủ trương bác bỏ chế độ nô lệ).
- 11 bang phản đối tách khỏi Liên bang thành lập Hiệp bang mới có chính phủ, Tổng thống riêng và chuẩn bị lực lượng chống lại chính phủ Trung ương.
Mục c
c) Diễn biến
- Ngày 12/4/1861, Nội chiến bùng nổ, ban đầu đội quân Liên bang kiên quyết và không sử dụng biện pháp triệt để nên bị thua liên tiếp.
- Chính phủ Lin-côn thay đổi biện pháp tác chiến và có những biện pháp tích cực hơn.
- Giữa năm 1862, ký sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư.
- Ngày 01/1/1863, ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ nên hàng vạn nô lệ và người dân gia nhập quân đội Liên bang.
=> Sức mạnh của quân đội Liên bang được tăng cường.
Mục d
d) Ý nghĩa
- Là cuộc Cách mạng tư sản lần thứ 2 ở Mĩ.
- Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
ND chính
Nội chiến ở Mĩ: tình hình Mĩ trước khi nội chiến; nguyên nhân trực tiếp; diễn biến; ý nghĩa của cuộc nội chiến. |