Mục 1
1. Tình hình nước Nga trước Cách mạng
- Về kinh tế: Công thương nghiệp phát triển, các công ty độc quyền ra đời, đội ngũ công nhân đông đảo.
- Về chính trị: duy trì bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến, chế độ Nga hoàng kìm hãm sự phát triển sản xuất, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, hầu hết các giai cấp bất mãn...
- Đời sống nhân dân, nhân dân lao động cực khổ.
- Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật 1904 - 1905 làm mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc dẫn đến bùng nổ Cách mạng.
Bản đồ Chiến tranh Nga - Nhật 1905
Mục 2
2. Cách mạng bùng nổ
- Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pê-tec-bua và gia đình không vũ khí đến “Cung điện mùa đông” để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp bằng súng làm hàng nghìn người chết và bị thương "Ngày chủ nhật đẫm máu" 09 - 01 - 1905, công nhân dựng chiến lũy chuẩn bị chiến đấu.
Cuộc biểu tình ngày 9-1-1905 ở Xanh Pê-téc-bua
- Mùa thu năm 1905 phong trào Cách mạng vẫn tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngừng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông trong cả nước.
- Tại Mat-xcơ-va, tháng 12 - 1905 cuộc tổng bãi công chuyển sang khởi nghĩa vũ trang, cuối cùng thất bại.
* Tính chất: Đây là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới vì: Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang Cách mạng XHCN.
* Ý nghĩa:
- Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc.
- Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh.
Thủy thủ tàu Pô-tem-kin
ND chính
Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga: tình hình nước Nga trước cách mạng, diễn biến, tính chất, ý nghĩa. |