Giáo án Vật lý 10 bài Ôn tập học kì II mới nhất

Tiết 68, 69 - ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh hệ thống và nắm vững được kiến thức chương VI, VII

2. Kĩ năng

- Vận dụng được kiến thức để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận

3. Thái độ

- Hứng thú trong học tập, tích cực xây dựng bài

- Cẩn thận trong tính toán, nghiêm túc trong giờ học

4. Trọng tâm

- Toàn bộ chương VI, VII

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Các bài tập đề cương ôn tập

2. Học sinh

- Đề cương ôn tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Hoạt động 1 ( 6 phút) Ổn định lớp, hệ thống kiến thức

- Ổn định lớp, kiểm diện

- Hệ thống kiến thức:

Nội dung cơ bản

- Em hãy xác định kiến thức vốn có của mình để hệ thống lại kiến thức.

+ Phát biểu định nghĩa nội năng, nguyên lí I, II, chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình, sự nở dài, nở khối, nóng chảy, bay hơi, sự sôi?

+ Viết công thức NLI, NLII, sự nở dài, nở khối, lực căng bề mặt, nhiệt nóng chảy, nhiệt hóa hơi?

Yêu cầu HS hệ thống kiến thức

- Trả lời kiến thức cũ

Chương VI: Cơ sở của nhiệt động lực học

+ Nôi năng, độ biến thiên nội năng, các cách làm thay đổi nội năng

+ Nhiệt lượng : Q= mc∆t (J)

+ Nguyên lý I nhiệt động lực học: ∆U = A+ Q, quy ước về dấu của Q, A.

+ Phát biểu NL II NĐLH

Chương VII: Chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể

+ Chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình

+ Sự nở vì nhiệt của chất rắn: Nở dài ∆l = l – l0 = α l0∆t, Nở khối ∆V= V– V0 = α V0∆t

+ Lực căng bề mặt: f = σl, hệ số căng bề mặt của vòng nhẫn: σ = F- P/π(D+d)

+ Đặc điểm hiện tượng dính ướt không dính ướt, hiện tượng mao dẫn

+ Sự nóng chảy: Nhiệt nóng chảy Q = λm (J), ứng dụng

+ Đặc điểm của sự bay hơi, ứng dụng

+ Đặc điểm của sự sôi: Nhiệt hóa hơi Q = Lm, ứng dụng

2. Hoạt động 2 (35 phút) Giải các bài tập trong đề cương ôn tập chương VI, VII

Các năng lực cần đạt

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

- Trình bày được cách giải và kết quả một số bài tập vận dụng

- Y/c hs đọc và giải bài tập ở đề cương ôn tập .

- Yêu cầu HS phân tích đề

- Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài toán

- Gọi một HS lên bảng giải

- GV nhận xét bài làm của Hs

- Đọc bài tập

- Phân tích đề bài

- Ghi nhận

Lên bảng giải bài tập

- Ghi nhận

- Ghi chép các bài tập đã giải.

3. Hoạt động 3 (4 phút) Củng cố, dặn dò

Các năng lực cần đạt

Họat động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

- Củng cố: Yêu cầu HS nắm vững các kiến thức trọng tâm và các kiến thức lý thuyết trong hai chương VI, VII

- Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà làm lại tất cả bài tập trong đề cương, ôn tập để làm bài tập kiểm tra tốt

Ghi nhận nhiệm vụ về nhà

IV. RÚT KINH NGHIỆM