Tiết 70 - KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm): Học sinh làm trong thời gian 30 phút
Câu 1: Mối quan hệ giữa hệ số nở dài α và hệ số nở khối β là:
Câu 2: Kilôoat giờ (kW.h) là đơn vị của:
A. Động lượng. B. Công. C. Công suất. D. Cơ năng.
Câu 3: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là
A. sự nóng chảy. B. sự ngưng tụ. C. sự kết tinh. D. sự bay hơi.
Câu 4: Chất nào dưới đây không có nhiệt độ nóng chảy xác định?
A. Gemani. B. Sắt. C. Silic. D. Nhựa đường.
Câu 5: Hiện tượng giọt nước hình cầu đọng trên lá Sen, khi đó lá Sen là vật chất:
A. ngưng tụ. B. không dính ướt. C. dính ướt. D. mao dẫn.
Câu 6: Nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 00C để chuyển nó thành nước ở 250C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg.K).
A. 1,78 MJ B. 418 kJ C. 1870 kJ D. 1,36 MJ
Câu 7: Một thanh ray dài 10m được lắp lên đường sắt ở nhiệt độ 200C. Phải chừa một khe hở ở đầu thanh ray với bề rộng tối thiểu là bao nhiêu, nếu thanh ray nóng đến 500C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. Biết hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là = 12.10-6/K.
A. 3,6.10-3 m B. 3,6.10-2 m C. 3,6. 10-5 m D. 3,6.10-4 m
Câu 8: Có thể đo độ ẩm của không khí bằng
A. nhiệt kế. B. phong kế. C. vũ kế. D. ẩm kế.
Câu 9: Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 1,5 lít nước ở 250C, gần với giá trị nào sau đây. Biết nhiệt dung riêng của nước c = 4,18.103 J/(kg.K).
A. 334kJ B. 470kJ C. 112J D. 156kJ
Câu 10: Độ lớn lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng là
Câu 11: Nội năng của một vật bằng
A. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
B. tổng động năng và thế năng của vật.
C. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.
Câu 12: Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng
A. biến thiên. B. không bảo toàn. C. không xác định. D. bảo toàn.
Câu 13: Độ nở dài của vật rắn hình trụ đồng chất được tính bằng công thức:
Câu 14: Khi vật chuyển động tròn đều thì công của lực hướng tâm luôn
A. âm. B. bằng 0. C. dương. D. bằng một hằng số.
Câu 15: Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian gọi là:
A. Công cơ học. B. Công suất. C. Công phát động. D. Công cản.
Câu 16: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng:
A. Giữ cho mặt thoáng chất lỏng luôn ổn định.
B. Giữ cho mặt thoáng chất lỏng luôn nằm ngang.
C. Làm giảm diện tích mặt thoáng chất lỏng.
D. Làm tăng diện tích mặt thoáng chất lỏng
Câu 17: Chuyển động bằng phản lực tuân theo định luật nào?
A. Bảo toàn động lượng. B. Húc (Hooke). C. Vạn vật hấp dẫn. D. Newton.
Câu 18: Hiện tượng giọt nước đọng ở nắp nồi cơm, là sự
A. bay hơi B. nóng chảy C. đông đặc D. ngưng tụ
Câu 19: Theo nguyên lý I nhiệt động lực học . Trong quá trình lượng khí nhận nhiệt và sinh công (thực hiện công) thì
A. Q > 0 và A > 0. B. Q < 0 và A > 0. C. Q > 0 và A < 0. D. Q < 0 và A < 0.
Câu 20: Khi tiến hành thí nghiệm đo hệ số căng bề mặt của chất lỏng. Em sử dụng lực kế có giới hạn đo:
A. 1N B. 10N C. 0,1N D. 5N
Câu 21: Người ta dung một cần cẩu để nâng kiện hàng đặt tại mặt đất, có khối lượng 5 tấn thẳng đứng lên cao nhanh dần đều và đạt độ cao 10m trong 5s. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực nâng trong giây thứ 5 là
A. 1,80.105J B. 14,4.103J C. 24,4.103J D. 1,94.105J
Câu 22: Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc lỏng thu vào hay toả ra khi nhiệt độ thay đổi được tính bằng công thức:
Câu 23: Người ta cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang nhiệt lượng 2 J. Khí nở ra đẩy pit-tông đi một đoạn 5cm với một lực có độ lớn là 20N. Độ biến thiên nội năng của khí là:
A. -1J B. 1J C. 102J D. 3J
Câu 24: Khối lượng súng là 4kg và của đạn là 50g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800m/s. Tốc độ giật lùi của súng là
A. 12m/s B. 7m/s C. 6m/s D. 10m/s
II. TỰ LUẬN (4 điểm): Học sinh làm trong thời gian 15 phút
Câu 25 (2đ). Thả rơi tự do một vật có khối lượng 500g từ độ cao 5m so với mặt đất. Bỏ qua các lực cản, lấy g = 10 m/s2. Chọn mặt đất làm mốc thế năng.
a) Tính cơ năng của vật.
b) Tính vận tốc của vật khi vừa chạm đất. Em có nhận xét gì về giá trị của vận tốc khi đó?
Câu 26 (2đ). Một khối khí lý tưởng ở trạng thái (1) được xác định bởi các thông số p1 = 1atm, V1 = 4lít, T1 = 300K. Người ta cho khối khí biến đổi đẳng áp tới trạng thái (2) có T2 = 600K và V2. Sau đó biến đổi đẳng nhiệt tới trạng thái (3) có V3 = 2 lít và p3 thì ngừng.
a) Xác định thể tích V2.
b) Tính áp suất p3.