Giáo án Vật lý 10 bài 4: Sự rơi tự do mới nhất

Tiết 6 – BÀI 4 : SỰ RƠI TỰ DO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do. Phát biểu được định luật rơi tự do.Nêu được những đặc điểm của sưk rơi tự do.

2. Kỹ năng :

- Giải được một số bài tập đơn giản về sự rơi tự do.

- Đưa ra được những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm về sự rơi tự do.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên : Những dụng cụ thí nghiệm trong bài có thể thực hiện được.

Học sinh : Ôn bài chuyển động thẳng biến đổi đều.

III. TIẾN TRÌNH DẠY –HỌC

(Tiết 1)

Hoạt động 1(5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu sự khác nhau của chuyển động thẳng và chuyển động thẳng biến đổi đều. Nêu các đặc điểm của véc tơ gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

Hoạt dộng 2 (20 pht): Tìm hiểu sự rơi trong không khí.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Tiến hành các thí nghiệm 1, 2, 3, 4.

Yêu cầu hs quan sát

Yêu cầu nêu dự đoán kết quả trước mỗi thí nghiệm và nhận xét sau thí nghiệm.

Kết luận về sự rơi của các vật trong không khí.

Nhận xét sơ bộ về sự rơi của các vật khác nhau trong không khí.

Kiểm nghiệm sự rơi của các vật trong không khí: Cùng khối lượng, khác hình dạng, cùng hình dạng khác khối lượng, ….

Ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi của các vật.

I. Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do.

1. Sự rơi của các vật trong không khí.

+ Trong không khí không phải các vật nặng nhẹ khác nhau thì rơi nhanh chậm khác nhau.

+ Yếu tố quyết định đến sự rơi nhanh chậm của các vật trong không khí là lực cản không khí lên vật và trọng lực tác dụng lên vật.

Hoạt dộng 3 (20 pht ) : Tìm hiểu sự rơi trong chân không.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Mô tả thí nghiệm ống Niu-tơn và thí nghiệm của Ga-li-lê

Đặt câu hỏi.

Nhận xét câu trả lời.

Yêu cầu trả lời C2

Dự đoán sự rơi của các vật khi không có ảnh hưởng của không khí.

Nhận xét về cách loại bỏ ảnh hưởng của không khí trong thí nghiệm của Niutơn và Galilê.

Trả lời C2

2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do).

+ Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau. Sự rơi của các vật trong trường hợp này gọi là sự rơi tự do.

+ Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

Tiết 7 - Bài 4: SỰ RƠI TỰ DO (tiếp)

Hoạt động 1(5 phút) : Kiểm tra bài cũ.

Ghi lại các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.

Hãy cho biết sự rơi của các vật trong không khí và trong chân không giống và khác nhau ở những điểm nào ?

Hoạt động 2 (25 pht ) : Tìm hiểu các đặc điểm của sự rơi tự do, xây dựng các công thức của chuyển động rơi tự do.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Yêu cầu hs xem sgk.

Hướng dẫn xác định phương thẳng đứng bằng dây dọi.

Giới thiệu phương pháp chụp ảnh bằng hoạt nghiệm.

Gợi ý nhận biết chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Gợi ý áp dụng các công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều cho vật rơi tự do.

Nhận xét về đặc điểm của chuyển động rơi tự do.

Tìm phương án xác định phương chiều của chuyển động rơi tự do.

Làm việc nhóm trên ảnh hoạt nghiệm để rút ra tính chất của chuyển động rơi tự do.

Xây dựng các công thức của chuyển động rơi tự do không có vận tốc ban đầu

II. Nghiên cứu sự rơi tự do của các vật.

1. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do.

+ Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng (phương của dây dọi).

+ Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.

+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

2. Các công thức của chuyển động rơi tự do.

Ảnh đính kèm

Hoạt động 3 (10 pht ) : Tìm hiểu độ lớn của gia tốc rơi tự do.

Hoạt động của giáo viênviên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu cách xác định độ lớn của gia tốc rơi tự do bằng thực nghiệm.

Nêu các kết quả của thí nghiệm.

Nêu cách lấy gần đúng khi tính toán.

Ghi nhận cách làm thí nghiệm để sau này thực hiện trong các tyiết thực hành.

Ghi nhận kết quả.

Ghi nhận và sử dụng cách tính gần đúng khi làm bài tập

2. Gia tốc rơi tự do.

+ Tại một nơi trên nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.

+ Ở những nơi khác nhau, gia tốc rơi tự do sẽ khác nhau :

- Ở địa cực g lớn nhất : g = 9,8324m/s2.

- Ở xích đạo g nhỏ nhất : g = 9,7872m/s2

+ Nếu không đòi hỏi độ chính xác cao, ta có thể lấy g = 9,8m/s2 hoặc g = 10m/s2.

Hoạt dộng 4 (5 pht ) : Củng cố và giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Yêu cầu nêu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do.

Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.

Trả lời câu hỏi.

Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.

IV. RÚT KINH NGHIỆM