Giáo án Vật lý 10 bài 29: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt mới nhất

Tiết 48 – BÀI 29: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ-MA-RI ỐT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được các khái niệm trạng thái và quá trình.

- Nêu được định nghĩa quá trình đẵng nhiệt.

- Phát biểu và nêu được biểu thức của định luât Bôilơ – Ma riôt.

- Nhận biết được dạng của đường đẵng nhiệt trong hệ toạ độ p – V.

2. Kỹ năng

- Vận dụng phương pháp xữ lí các số liệu thu được bằng thí nghiệm vào việc xác định mối liên hệ giữa p và V trong quá trình đẵng nhiệt.

- Vận dụng được định luật Bôilơ – Mariôt để giải các bài tập trong bài và các bài tập tương tự.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên : - Thí nghiệm ở hình 29.1 và 29.2 sgk.

- Bảng kết quả thí nghiệm sgk.

Học sinh : Mỗi học sinh một tờ giấy kẻ ô li khổ 15x15cm

III. TIẾN TRÌNH DẠY –HỌC

Hoạt động 1(5 phút) : Nêu nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử.

Hoạt động 2 (10 phút) : Tìm hiểu trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu về các thông số trạng thái chất khí.

Cho học sinh đọc sgk tìm hiểu khái niệm.

Nhận xét kết quả.

Nêu kí hiệu, đơn vị của các thông số trạng thái.

Đọc sgk tìm hiểu các khái niệm : Quá trình biến đổi trạng thái và các đẵng quá trình.

I. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái.

Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng thể tích V, áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T.

Ở mỗi trạng thái chất khí có các giá trị p, V và T nhất định gọi là các thông số trạng thái. Giữa các thông số trạng thái của một lượng khí có những mối liên hệ xác định.

Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái.

Những quá trình trong đó chỉ có hai thông số biến đổi còn một thông số không đổi gọi là đẵng quá trình.

Hoạt động 3(5 phút) : Tìm hiểu quá trình đẳng nhiệt.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu quá trình đẵng nhiệt.

Cho hs tìm ví dụ thực tế.

Ghi nhận khái niệm.

Tìm ví dụ thực tế.

II. Quá trình đẳng nhiệt.

Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.

Hoạt động 4(15 phút) : Tìm hiểu định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Nêu ví dụ thực tế để đặt vấn đề.

Trình bày thí nghiệm.

Cho học sinh thảo luận nhóm để thực hiện C1.

Cho học sinh thảo luận nhóm để thực hiện C2.

Yêu cầu học sinh nhận xét về mối liên hệ giữa thể tích và áp suất của một lượng khí khi nhiệt độ không đổi.

Giới thiệu định luật.

Nhận xét mối liên hệ giữa thể tích và áp suất trong ví dụ mà thầy cô đưa ra.

Quan sát thí nghiệm.

Thảo luận nhóm để thực hiện C1.

Thảo luận nhóm để thực hiện C2.

Nhận xét về mối liên hệ giữa áp suất và thể tích của một khối lượng khí khi nhiệt độ không đổi.

Ghi nhận định luật.

Viết biểu thức của định luật.

III. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt.

1. Đặt vấn đề.

Khi nhiệt độ không đổi, nếu thể tích của một lượng khí giảm thì áp suất của nó tăng. Nhưng áp suất có tăng tỉ lệ nghịch với thể tích hay không ? Để trả lời câu hỏi này ta phải dựa vào thí nghiệm.

2. Thí nghiệm.

Thay đổi thể tích của một lượng khí, đo áp suất ứng với mỗi thể tích ta có kết quả :

Thể tích V

(10-6 m3)

Áp suất p

(105 Pa)

pV

(Nm)

20

1,00

2

10

2,00

2

40

0,50

2

30

0,67

2

3. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt.

Trong quá trình đẵng nhiệt của một khối lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

p ~ 1/V hay pV = hằng số

Hoặc p1V1 = p2V2 = …

Hoạt động 5(7 phút) : Tìm hiểu về đường đẳng nhiệt.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thệu đường đẵng nhiệt.

Vẽ hình 29.3.

Yêu cầu học sinh nhận xét về dạng đường đẵng nhiệt.

Yêu cầu học sinh nhận xét về các đường đăbfx nhiệt ứng với các nhiệt độ khác nhau.

Ghi nhận khái niệm.

Nêu dạng đường đẵng nhiệt.

Nhận xét về các đường đẵng nhiệt ứng với các nhiệt độ khác nhau.

IV. Đường đẳng nhiệt.

Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt.

Dạng đường đẳng nhiệt :

Ảnh đính kèm

Trong hệ toạ độ p, V đường đẵng nhiệt là đường hypebol.

Ứng với các nhiệt độ khác nhau của cùng một lượng khí có các đường đẵng nhiệt khác nhau.

Đường đẵng nhiệt ở trên ứng với nhiệt độ cao hơn.

Hoạt động 6(3 phút) :Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.

Yêu cầu học sinh về nhà trả lời các câu hỏi và làm các bài tập trang 159.

Ghi nhận những kiến thức cơ bản.

Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY