Giáo án Vật lý 10 bài 39: Độ ẩm của không khí mới nhất

Tiết 65 – BÀI 39: ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :- Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.

- Định nghĩa được độ ẩm tỉ đối.

- Phân biệt được sự khác nhau giũa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng.

2. Kỹ năng : - Quan sát các hiện tượng tự nhiên về độ ẩm.

- So sánh các khái niệm.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên : Các lọai ẩm kế : Ẩm kế tóc, ẩm kế khô ướt, ẩm kế điểm sương.

Học sinh : Ôn lại trạng thái hơi khô với trạng thái hơi bão hòa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY –HỌC

Hoạt động 1(5 phút) : Kiểm tra bài cũ : Nêu các điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi.

Hoạt động 2(15 phút) : Tìm hiểu độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu khái niệm, kí hiệu và đơn vị của độ ẩm tuyệt đối.

Giới thiệu khái niệm, kí hiệu và đơn vị của độ ẩm cực đại.

Cho học sinh trả lời C1.

Ghi nhận khái niệm.

Ghi nhận khái niệm.

Trả lời C1.

I. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.

1. Độ ẩm tuyệt đối.

Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng được đo bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí.

Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là g/m3.

2. Độ ẩm cực đại.

Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bảo hoà. Giá trị của độ ẩm cực đại A tăng theo nhiệt độ.

Đơn vị của độ ẩm cực đại là g/m3.

Hoạt động 3(10 phút) : Tìm hiểu độ ẩm tỉ đối.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu khái niệm, kí hiệu và đơn vị của độ ẩm tỉ đối.

Cho học sinh trả ời C2.

Giới thiệu các loại ẩm kế.

Cho học sinh phần em có biết về các loại ẩm kế.

Ghi nhận khái niệm.

Trả lời C2.

Ghi nhận cách đo độ ẩm.

Đọc phần các loại ẩm kế.

II. Độ ẩm tỉ đối.

Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ :

Ảnh đính kèm

hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bảo hoà trong không khí ở cùng một nhiệt độ.

Ảnh đính kèm

Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.

Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các ẩm kế : Am kế tóc, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế điểm sương.

Hoạt động 2(10 phút) : Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm không khí và cách chống ẩm.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Cho học sinh nếu các ảnh hưởng của độ ẩm không khí.

Nhận xét các câu trả lời và hệ thống đầy đủ các ảnh hưởng của độ ẩm không khí.

Cho học sinh nếu các biện pháp chống ẩm.

Nêu các ảnh hưởng của độ ẩm không khí.

Ghi nhận các ảnh hưởng của độ ẩm không khí.

Nêu các biện pháp chống ẩm.

III. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí.

Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.

Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy móc, dụng cụ, …

Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, …

Hoạt động 4(5 phút) :Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Yêu cầu học sinh tóm tắt những kiến thức trong bài.

Yêu cầuhọc sinh về nhà trả lời các câu hỏi và các bài tập trang 213 và 214.

Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.

Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY