Giáo án Toán 10 bài 1: Giá trị lượng giác của một góc bất kì từ 0 đến 180 độ mới nhất

Bài 1: GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC BẤT KÌ TỪ 00ĐẾN 1800

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được giá trị lượng giác của một góc bất kì từ 0o đến 180o,đặc biệt quan hệ giữa các gía trị lượng giác của các góc bù nhau

- Nắm được định nghĩa của góc giữa hai vectơ

2. Kỹ năng:

- Tính được giá trị lượng giác của một góc bất kì từ 0o đến 180o

- Xác định và tính được góc giữa hai vectơ

3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận,chính xác,chăm chỉ trong học tập

4. Các năng lực chính hướng tới sự hình thành và phát triển ở học sinh:

- Năng lực hợp tác: tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.

- Năng lực giải quyết vấn đề: học sinh biết cách huy động kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi.

- Năng lực thuyết trình báo cáo: phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.

- Năng lực tính toán.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

Học sinh : Thước kẻ,giấy trong, bút dạ…

GV : Các bảng phụ, phiếu học tập, đèn chiếu, thước kẻ, …

C.Phương pháp dạy học:

- Gợi mở, vấn đáp kết hợp thảo luận nhóm

- Nêu vấn đề và giải quyêt vấn đê

- Phương pháp trực quan

D. Phương tiện dạy học:

- Bảng phụ, phiếu học tập, tranh ,......

E. Tiến trình dạy học:

I. Hoạt động khởi động:

1) Mục đích:

+ Tạo sự chú ý cho học sinh để vào bài mới.

+ Tạo tình huống có vấn đề cần giải quyết

2) Nội dung:

+ Hình ảnh thực tế liên quan góc giữa hai véctơ

3) Cách thức thực hiện:

+ Chuyển giao: GV yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Quan sát về hai hướng của hai lực tác động vào gầu, khi gầu được kéo lên thì hướng hai lực này thay đổi như thế nào?

Quan sát hướng chuyển động của hai con tàu? Liệu có thể xác định được 2 tàu chuyển động lệch nhau một góc bao nhiêu độ hay không?

+ Báo cáo, thảo luận

- HS quan sátphương án trả lời của các bạn.

- HS đặt câu hỏi cho các bạn để hiểu hơn về câu trả lời.

- GV quan sát, ghi chép những ý cần thiết để tổng hợp.

+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương cá nhân có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

4)Sản phẩm:

Câu trả lời của học sinh về hai hình ảnh trên

II. Hoạt động hình thành kiến thức:

II.1. Đơn vị kiến thức 1: Tìm hiểu bảng GTLG của các góc đặc biệt

1) Mục đích:

Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp các em ý thức được nhiệm vụ, hứng thú với ví dụ dẫn đến “Bảng GTLG của các góc đặc biệt”

2) Nội dung:

- Học sinh nắm được bảng GTLG của các góc đặc biệt

- Biết sử dụng MTBTđể tính giá trị lượng giác của một góc bất kì từ 00 đến 1800

3) Phương thức tổ chức:

+ Chuyển giao: Các em thực hiện câu hỏi trong phiếu học tập

- Giao nhiệm vụ: YC1: Hs nghiên cứu tài liệu (sgk) sau đó điền vào phiếu số 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Điền vào bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt.

 

00

300

450

600

900

sinα

         

cosα

         

tanα

         

cotα

         

YC2: Nêu mối quan hệ về các giá trị lượng giác của các góc bù nhau. Từ đó hãy mở rộng cho phiếu số 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Điền vào bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt.

 

1200

1350

1500

1800

sinα

       

cosα

       

tanα

       

cotα

       

YC 3: Dùng máy tính bỏ túi kiểm tra các kết quả từ 2 phiếu học tập

+ Thực hiện:

- Các em tự thảo luận theo nhóm mà giáo viên phân công và tìm ra câu trả lời

- Các nhóm thảo luận đưa ra câu trả lời . Viết kết quả vào phiếu học tập.

- Giáo viên quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích câu hỏi nếu các nhóm chưa hiểu nội dung các câu hỏi.

+ Báo cáo, thảo luận:

- Các nhóm HS dán phiếu học tập lên bảng . Đại diện các nhóm trình bày.

+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:

=> Giáo viên: Tổng hợp kết quả giá trị lượng giác của các cung đặc biệt và hướng dẫn cách dùng MTBT để tìm GTLG của một cung bất kì.

=> HS: Ghi nhận kiến thức để vận dụng

4) Sản phẩm:

- Câu trả lời ở phiếu học tập số 1,2.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Tiếp cận: Chuyển giao ( phiếu học tập số 1 và số 2)

- Hình thành:

Gv treo bảng phụ  bảng giá trị lượng giác của một số góc đặt biệt

- Chú ý cách nhớ GTLG của các góc đặt biệt > Từ đó tự suy luận ra các góc lớn hơn 900

- Củng cố:

+ Gv  hướng dẫn cách dùng MTBT để tìm GTLG của một góc bất kì.

+ Nhấn mạnh cách ghi nhớ bảng.

+ Gọi học sinh bất kì để kiểm tra bảng giá trị lượng giác của một góc bất kì từ  00 đến 1800

Thực hiện nhiệm vụ được giao

- Chú ý và biết cách để nhớ bảng  giá trị lượng giác của một góc bất kì từ  00 đến 1800

- Thực hiện yêu cầu của giáo viên