BÀI 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA-TINH
(Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nắm được vài nét về châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh trước khi xâm lược.
- Hiểu được quá trình các nước đế quốc xâm lược và chế độ thực dân ở châu Phi, Mĩ La -tinh.
- Phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Phi, Mĩ La -tinh cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2. Tư tưởng
- Giáo dục thái độ đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi, Mĩ La -tinh, lên án sự thống trị áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế.
3. Kỹ năng
- Nâng cao kỹ năng học tập bộ môn, biết liên hệ kiến thức đã học trong thực tế cuộc sống hiện nay, phân tích tài liệu, sự kiện rút ra kết luận.
II. THIẾT BỊ - TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Bản đồ châu Phi, bản đồ khu vực Mĩ La -tinh, tranh ảnh, tài liệu có liên quan.
III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC TRÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Câu 2: Giải thích vì sao trong khu vực Đông Nam Á, Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Nếu thế kỉ XVIII thế giới chứng kiến sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến, thì thế kỉ XIX là thế kỉ tăng cường xâm chiếm thuộc đại của các nước tư bản Âu - Mĩ. Cũng như châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La -tinh không tránh khỏi cơn lốc xâm lược đó. Để hiểu được chủ nghĩa thực dân đã xâm lược và thống trị châu Phi như thế nào, nhân dân các dân tộc ở đây đã đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
Hoạt động của GV và HS |
Kiến thức HS cần nắm |
|||
* Hoạt động 1: Tìm hiểu châu Phi thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX |
I. Châu Phi |
|||
- GV dùng lược đồ châu Phi cuối thế kỉ XIX đầu XX giới thiệu đôi nét về châu Phi |
||||
- Vị trí địa lí: Châu Phi là lục địa lớn thứ 2 trên thế giới, giàu có về tài nguyên khoáng sản, có nền văn hóa lâu đời. Châu Phi là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, là một trong những nơi xuất hiện con người sớm và có nền văn minh cổ đại rực rỡ (văn minh Ai Cập, với những kim tự tháp khổng lồ, kỳ quan thế giới). Đầu thời cận đại, châu Phi hình thành 2 miền chính: Bắc Phi, và Nam Phi, hai miền có sự khác nhau rất lớn về sự phát triển xã hội, kinh tế cũng như chế độ chính trị. |
||||
- Bắc Phi là vùng đất bao gồm từ Bắc Xahara đến Địa Trung Hải. Nhân dân ở đây theo đạo Hồi. Bắc Phi bao gồm nhiều chế độ xã hội khác nhau. Trong khi một số thành phố đã bắt đầu xuất hiện những mầm mống của chủ nghĩa tư bản thì có nơi vẫn còn giữ chế độ bộ lạc, quan hệ phong kiến. |
||||
- Nam Phí là vùng đất bao gồm từ Xahara đến mũi Hảo Vọng. Cơ cấu xã hội, kinh tế và tổ chức chính trị cũng có nhiều khác biệt. Ở nhiều miền thuộc Tây Xu-dăng và Ma-da-gat-xca thì chế độ phong kiến là quan hệ xã hội chủ yếu. Nhiều nơi có giữ tàn tích của chế độ bộ lạc và nô lệ. |
||||
- Trước khi người châu Âu chiếm và phân chia châu Phi , phần lớn nhân dân ở đây đã biết dùng đồ sắt. Nghề dệt và nghề gốm phát triển, ngành chăn nuôi và trồng trọt phổ biến. Từ nữa thế kỉ XIX, châu Phi bị thực dân châu Âu xâm phạm, phá hoại, cưỡng bức và đán áp. |
||||
- Từ giữa thế kỉ XIX đến trước những năm 79 mới có 10,8% đất đai châu Phi bị chiếm, đặc biệt vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi. |
* Các Đế quốc xâm lược phân chia châu Phi: - Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi . |
|||
- GV bổ sung về kênh đào Xuy-ê: Nằm ở vùng Tây Bắc Ai Cập, nối liền biển đỏ với Điạ Trung Hải. Kênh này do Công ty kênh Xuy-ê của Pháp - Ai Cập (Pháp chiếm 52% cổ phần, Ai Cập chiếm 44%) xây dựng, bắt đầu từ tháng 4/1859 và hoàn thành vào năm 1869. Kênh có giá trị kinh tế, quân sự cao, đường thủy đi từ châu Âu sang châu Á qua kênh Xuy-ê là gần nhất, giảm được 50% quãng đường. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ II kênh Xuy-ê có vị trí chiến lược đặc biệt. |
- Những năm 70-80 của thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi. |
|||
- GV sử dụng lược đồ thuộc địa của các nước đế quốc ở châu Phi cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Yêu cầu HS quan sát lược đồ, SGK và nhận xét: châu Phi chủ yếu là thuộc địa của nước nào? Nước nào có ít thuộc địa nhất? |
||||
- HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét, bổ sung: |
||||
+ Anh chiếm: Nam Phi - Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xômali, Gam-bi-a + Pháp chiếm: Tây Phi, Miền xích đạo châu Phi, Ma-đa-gat-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra. + Đức chiếm: Camơrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Taclaria + Bỉ làm chủ cả vùng Công-gô rộng lớn |
+ Anh chiếm: Nam Phi, Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xômali, Gam-bi-a. + Pháp chiếm: Tây Phi, miềm xích đạo châu Phi, |
|||
+ Bồ Đào Nha dành được Môdambích, Ănggôla, một phần Ghinê |
- Đức: Camôrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Tadania, |
|||
+ GV cung cấp số liệu về diện tích đất mà các thực dân chiếm được ở châu Phi: Anh 35%, Pháp 30%, Italia 8%, Đức 7,5%, Bỉ 7,5%, Bồ Đào Nha 6,5% các nước khác 5,5% diện tích châu Phi. |
- Bỉ: Công gô - Bồ Đào Nha: Mô Dăm Bích, Ănggôla, và một phần Ghinê |
|||
+ Châu Phi chủ yếu là cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng nổ ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi. |
=> Đầu thế kỉ XX việc phân chia thụôc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành. |
|||
- GV minh họa: |
||||
+ Ở Angiêri, 90% đất đai thuộc các chủ đồn điền người Pháp. Ở Kênia, nhân dân phải cho thuê 4,5 triệu hecta ruộng đất trong 999 năm. |
||||
+ Kết quả sự thống trị của thực dân phương Tây là nhân dân châu Phi bị đói khổ, bệnh tật và đứng trước nguy cơ bị diệt vong. Năm 1908 dân số xứ Công gô thuộc Bỉ là 20 triệu người, đến năm 1911 chỉ còn 8.500.000 người, trong xứ Công gô thuộc Pháp, có những bộ tộc có 40.000 người, mà trong hai năm chỉ còn lại 20.000 người, nhiều bộ tộc khác không còn lấy một người. Năm 1904, dân số Hô-ten-tô là 20.000 người, chỉ trong 7 năm đô hộ còn lại 9.700 người (Hồ Chí Minh toàn tập) |
||||
GV yêu cầu HS theo dõi SGK lập bảng niên biểu diễn biến phong trào đấu tranh của châu Phi |
* Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi |
|||
- GV dùng bảng tự làm sẵn của mình làm thông tin phản hồi |
||||
Thời gian |
Phong trào đấu tranh |
Kết quả |
||
1830-1874 |
- Cuộc đấu tranh của Áp-đen Ca-đê ở Angiêri thu hút đông đảo lực lượng tham gia |
- Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này. |
||
1879-1882 |
- Ở Ai Cập Atmet Arabi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ” |
- Năm 1882 các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào |
||
1882-1898 |
- Mu-ha-met Aït-mét đã lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống thực dân Anh |
- Năm 1898 phong trào bị đàn áp đẫm máu => thất bại |
||
1889 |
- Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a tiến hành kháng chiến chống thực dân Italia. |
- Ngày 01/3/1896 Italia thất bại, Êtiôpia giữ được độc lập cùng với Libêria là những nước châu Phi giữ được độc lập ở cuối thế kỉ XIX đến XX. |
||
- GV nhấn mạnh: Trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi, nổi bật và có ý nghĩa nhất là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Êtiôpia chống cuộc xâm lược của Italia đã bảo vệ được độc lập, khiến quân Italia phải thảm bại và rút quân. |
||||
- GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi? |
||||
- HS suy nghĩ trả lời: |
||||
- GV bổ sung kết luận: |
||||
+ Kết quả: phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi đều thất bại (trừ Êtiôpia). |
- Kết quả: Phong trào chống thực dân của nhân dân châu Phi hầu hết thất bại |
|||
+ Nguyên nhân thất bại là do: Chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp. |
- Do chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp. |
|||
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn sau - đầu thế kỉ XX. |
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước tạo tiền đề cho giai đoạn đầu thế kỉ XX. |
|||
- GV có thể nhận xét thêm: Phong trào đấu tranh ở châu Phi bao gồm đấu tranh bảo vệ độc lập và đấu tranh chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. |
||||
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khu vực Mĩ Latinh cuối kỉ XIX đầu thế kỉ XX |
II. Khu vực Mĩ La-tinh |
|||
- GV đàm thoại với HS đôi nét về khu vực Mĩ La-tinh + Mĩ La-tinh: là một phần lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ. Gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê. Sở dĩ gọi đây là khu vực Mĩ La-tinh vì cư dân ở đây nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (ngữ hệ La -tinh) |
- Mĩ La-tinh bao gồm toàn bộ vìng Trung và Nam châu Mĩ và quần đảo của vùng Ca-ri-bê |
|||
+ Trước khi xâm lược, Mĩ La-tinh là một khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời, giàu tài nguyên. Cư dân bản địa ở đây là người Inđian, chủ nhân của nhiều văn hóa cổ nổi tiếng, văn hóa May-a, văn hóa In-ca, văn hóa A-dơ-tếch. Các nền văn hóa này để lại dấu vết của những thành phố, các công trình kiến trúc đồ sộ, nền nông nghiệp phát triển với các loại ngũ cốc, đặc biệt là ngô và nhiều loại cây lương thực, công nghiệp khác. |
- Trước khi xâm lược Mĩ La-tinh là khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời, giàu tài nguyên |
|||
+ Từ thế kỉ XV, sau cuộc phát triển địa lý của Côlômbô, thực dân Châu Âu chủ yếu là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã xâm lược Mĩ La-tinh. Đến thế kỉ XIX đa số các nước Mĩ La-tinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha |
||||
- GV: Sau khi xâm lược Mĩ La-tinh, chủ nghĩa thực dân đã thiết lập ở đây chế độ thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc. |
* Chế độ thực dân ở Mĩ La-tinh |
|||
- GV minh họa: Các nước thực dân đã thành lập các đồn điền, khai thác hầm mỏ, thẳng tay đàn áp sự phản kháng của các bộ lạc người da đỏ, nhiều người da đỏ bị bắt làm nô lệ. Hơn một nữa thế kỉ sau, cư dân da đỏ bị giảm hơn 90% ở Mêxicô (từ 25 triệu xuống còn 1,5 triệu) ở pêru con số người da đỏ bị giảm lên tới 95%. Người ta ước tính rằng từ năm 1495 đến năm 1503 hơn 3 triệu người bị biến mất khỏi các đảo: bị tàn sát trong chiến tranh, bị đưa đi làm nô lệ hay bị kiệt sức trong các hầm mỏ và các lao dịch khác. Các nước thực dân châu Âu đã tiến hành việc buôn bán nô lệ đưa từ châu Phi sang châu Mĩ. |
- Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ La-tinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. - Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc + Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền + Đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên |
|||
- Vàng, bạc là khát khao lớn nhất của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, họ tự thú nhận “ người Tây Ban Nha chúng tôi đau bệnh tim mà vàng là thuốc chữa duy nhất”, cho đến cuối thế kỉ XVI gần 80% số kim loại quý cướp được trên thế giới thuộc về nước Tây Ban Nha. Ngoài vàng và bạc, người ta còn chở từ châu Mĩ về Tây Ban Nha đường, ca cao, gỗ, đá quý, ngọc trai, cánh kiến, thuốc lá, bông... |
=> Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt. |
|||
- Cùng với quá trình xâm lược, người Châu Âu đã du nhập sang châu Mĩ một nền văn hóa phát triển với một lối sống khác hẳn người bản địa. Họ mang đến những tiến bộ kỹ thuật, những tri thức về thế giới tự nhiên và xã hội, một hình thức cai trị mới, một lối sống và cách ăn mặc mới. |
||||
- Ngược lại người châu Âu đã tiếp nhận nhiều loại cây trồng và nguyên liệu của người da đỏ, lần đầu tiên người châu Âu biết đến thuốc lá trên lục địa châu Mĩ. Người da đỏ hút thuốc dưới hình thức xi gà làm cho người Tây Ban Nha thích thú khi hút thử, và thuốc lá đã trở thành một thứ không thể thiếu với người châu Âu sau này. Cũng chính từ lục địa châu Mĩ, lần đầu tiên người châu Âu biết đến ngô, cà chua, ca cao, cô ca... các từ “maze”, “tomato”, “ca cao”, ...”Chocolate”... có nguồn gốc từ ngôn ngữ người Inđian. Từ “cao su” dùng để gọi cây cao su cũng là 1 từ ở trong ngôn ngữ của người dân da đỏ ở châu Mĩ. |
||||
Đầu thế kỉ XIX nhu cầu phát triển kinh tế văn hóa riêng đã thúc đẩy cuộc đấu tranh chống thực dân để thiết lập những quốc gia độc lập. |
||||
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân |
||||
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, lập niên biểu cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha giành độc lập theo nội dung. Thời gian, tên nước, năm giành độc lập |
||||
- GV dùng bảng niên biểu lập sẵn cho GV tự làm để HS so sánh đối chiếu |
* Phong trào đấu tranh giành độc lập |
|||
Thời gian |
Tên nước |
Kết quả |
||
(Cuối XVIII) |
- Ở Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791) |
- Năm 1803 giành thắng lợi Haiti trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ. Cổ vũ phong trào đấu tranh ở Mĩ La-tinh. |
||
20 năm đầu thế kỉ XX |
- Phong trào đấu tranh nổ ra sôi nổ quyết liệt các quốc gia độc lập ở Mĩ La-tinh lần lượt hình thành |
- Các quốc gia độc lập ra đời + Mê hi cô : 1821 + Áchentina : 1816 + Urugoay: 1828 + Paragoay: 1811 + Braxin: 1822 + Pê-ru: 1821 + Colômbia: 1830 + Ecuađo: 1830 |
||
- GV hỏi: Em hãy nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh? |
||||
- HS dựa vào bảng thống kê, và lược đồ để trả lời. |
||||
- GV bổ sung, kết luận: |
||||
+ Đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Kết quả hầu hết khu vực đã thóat khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trở thành quốc gia độc lập |
||||
+ Một số nước Mĩ La-tinh chưa giành độc lập như Cu Ba,Guyana, Púuctricô quần đảo Ăngti. - GV: Sau khi giành độc lập từ nay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tình hình Mĩ La-tinh như thế nào? |
* Tình hình Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của Mĩ |
|||
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được tình hình Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập và thấy được âm mưu thủ đoạn của Mĩ với khu vực này. |
- Sau khi giành độc lập các nước Mĩ La-tinh, có bước tiến bộ về kinh tế xã hội. |
|||
- GV kết luận: |
||||
+ Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ La-tinh có tiến bộ về kinh tế xã hội: Braxin trồng nhiều bông và cao su, cung cấp một nữa cà phê cho thị trường thế giới. Aïchentian sản xuất len, da cừu, thịt bò xuất khẩu sang Anh... Các đồn điền trồng lúa mì, cây công nghiệp, chăn nuôi lấy thịt, sữa và lông phát triển mạnh trở thành nguồn hành xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Dân số tăng nhanh do người nhập cư ngày càng đông. |
||||
+ Âm mưu của Mĩ là gạt bỏ thực dân châu Âu thay vào đó là sự thống trị của Mĩ, biến Mĩ La-tinh thành “sân sau” của Mĩ. |
- Mĩ âm mưu biến Mĩ La-tinh thành “sân sau” để thiết lập nền thống trị độc quỳên của Mĩ ở Mĩ La-tinh. |
|||
+ Để thực hiện được âm mưu của mình, Mĩ đã đưa ra thủ đoạn tuyên truyền học thuyết: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823), thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn, hất cẳng Tây Ban Nha (người châu Âu) khởi châu Mĩ. Đầu thế kỉ XX, dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đô la” để khống chế khu vực này. |
- Thủ đoạn thực hiện + Đưa ra học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” thành lập tổ chức “Liên Mĩ”. + Gây chiến và hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Mĩ La-tinh. |
|||
+ Thực dân chính sách cái gậy lớn và ngoại giao đôla để khống chế Mĩ La-tinh. |
||||
=> Mĩ La-tinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ |
||||
4. Sơ kết bài học
- Củng cố: GV củng cố bằng việc yều HS trả lời các câu hỏi nêu ra ngay từ đầu giờ học: Chủ nghĩa thực dân đã xâm lược và thống trị châu Phi như thế nào? Nhân dân các dân tộc ở đây đã đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ra sao?
- Dặn dò: Học bài cũ, đọc trước bài mới. Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918.
- Bài tập:
1. Nguyên nhân nào dẫn đến việc các nước thực dân phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi?
A. Châu Phi giàu tài nguyên, khoáng sản
B. Có nhiều thị trường để buôn bán
C. Sau khi Châu Phi hoàn thành kênh đào Xuyê
D. Châu Phi có vị trí chiến lược quan trọng.
2. Thực dân Phương Tây nào độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê?
A. Anh B. Pháp C. Đức D. Mĩ
3. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng
Sự kiện |
Thời gian |
|
1. Anh, Pháp cạnh tranh xâm lược Ai Cập |
a. Tháng 3/1896 |
|
2. Tổ chức Ai Cập trẻ thành lập |
b. Năm 1882 |
|
3. Nhân dân Xudăng chống Anh |
c. Năm 1879 |
|
4. Quân đội Italia thất bại ở Ađtua ( Xudăng) |
d. Năm 1882 |