Giáo án Lịch sử 11 bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) mới nhất

BÀI 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Nắm được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai, tính chất của cuộc chiến tranh qua các giai đoạn khác nhau.

- Nắm được những nét lớn về diễn biến chiến tranh.

- Thấy được kết cục của chiến tranh, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới.

- Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhận thức và rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo bệ hòa bình thế giới hiện nay.

2. Tư tưởng

- Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc và nhân loại.

- Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.

3. Kỹ năng

- Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.

- Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh.

- Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC

- Lược đồ Đức - Italia gây chiến tranh và bành trướng (từ tháng 10/1935 đến tháng 8/1939)

- Lược đồ Đức đánh chiếm châu Âu (1939 - 1941)

- Lược đồ chiến trường châu Á - Thái Bình Dương (1941 - 1945)

- Bản đồ: Chiến tranh thế giới thứ hai

- Các tranh ảnh có liên quan ...

- Các tài liệu tham khảo có liên quan.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Ở các chương trước, các em đã lần lượt tìm hiểu về Cách mạng tháng 10 Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941), về các nước tư bản chủ nghĩa và tình hình các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Tất thảy các sự kiện các em đã tìm hiểu đều có mối liên quan mật thiết với sự kiện lớn mà chúng ta sẽ học trong chương IV, đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

Con đường, nguyên nhân nào đã dẫn tới bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra qua các giai đoạn, các Mặt trận, các trận đánh lớn như thế nào? Kết cục của chiến tranh có tác động như thế nào đối với tình hình thế giới? Cần phải đánh giá sao cho đúng về vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân thế giới trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? Đó là những câu hỏi lớn các em cần phải giải đáp qua tìm hiểu bài học này.

3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức HS cần nắm

* Hoạt động 1: Cả lớp

- GV gợi cho HS nhớ lại các bước phát triển thăng trầm của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn tới sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước, điển hình là Đức - Italia - Nhật. Trên thế giới hình thành 2 khối đế quốc đối địch nhau: một bên là Mĩ - Anh - Pháp một bên là Đức - Italia - Nhật và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa hai khối này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh toàn cầu lần thứ 2.

I. Con đường dẫn đến chiến tranh

- Vậy các bước đi cụ thể trên con đường dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào? Cần nhận định thế nào cho đúng về nguyên nhân dẫn đến chiến tranh? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu ở mục I.

 

* Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Đầu những năm 30 các nước phát xít Đức - Italia - Nhật đã có những hoạt động quân sự như thế nào? Những hoạt động đó nói lên điều gì?

1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 - 1937)

- HS theo dõi SGK, suy nghĩ, trao đổi với nhau. GV gọi 1 HS trả lời, HS khác bổ sung sau đó GV nhận xét và chốt ý.

 

- Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức - Italia - Nhật Bản đã có những hoạt động quân sự ráo riết:

 

- Thứ nhất, trong những năm 1936 - 1937, 3 nước Đức, Italia, Nhật Bản đã ký kết và cùng gia nhập “Hiệp định chống Quốc tế Cộng sản”. Liên minh phát xít Đức - Italia - Nhật được hình thành, còn được gọi là “Trục tam giác Béc-lin - Rô ma - Tôkiô”. Sự thành lập khối trục không phải chỉ nhằm mục đích chống Quốc tế Cộng sản mà cấp bách hơn là nhằm chống các địch thủ đế quốc phương Tây gây chiến tranh đế phân chia lại thế giới, giành lại thị trường và thuộc địa.

 

- Thứ hai và đồng thời trong thời gian đầu những năm 1930, khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Sau khi chiếm vùng Đông bắc Trung Quốc (1931), từ 1937, Nhật mở rộng xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Phát xít Italia tiến hành xâm lược Êtiôpia năm 1935; cùng với Đức tham chiến ở Tay Ban Nha nhằm hỗ trợ lực lượng phát xít Phrancô đánh bại Chính phủ công hòa (1936 - 1939). Sau khi xé bỏ hòa ước Véc xai, nước Đức phát xít hướngtới mục tiêu thành lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu.

- Tất cả những hoạt động trên của phe phát xít biểu hiện rõ tham vọng điên cuồng của phe này trong việc gây chiến tranh phân chia lại thế giới. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới đã gần kề, nếu không có những hành động kiên quyết thì không thể ngăn chặn được.

- Giai đoạn 1931 - 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược:

+ Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

+ Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tay Ban Nha (1936 - 1939)

+ Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc xai, âm mưu thành lập một nước “Đại Đức” ở châu Âu...

- Tiếp đó, GV hỏi: Trước chính sách bành trướng xâm lược của phe phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp) có thái độ như thế nào? Em có nhận xét gì về những thái độ đó?

- HS trả lời câu hỏi. GV bổ sung và chốt ý:

+ Liên Xô nhận định chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ thành lập Mặt trận thống nhất chống phát xít, chống chiến tranh để bảo vệ hòa bình, dân chủ cho toàn nhân loại. Liên Xô cũng kiên quyết đứng về phái các nước Êtiôpia, cộng hòa Tay Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược. Rõ ràng, Liên Xô đã có một thái độ rất kiên quyết, tích cực nhằm ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới.

- Thái độ của các nước lớn:

+ Liên Xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

+ Mĩ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại cònthực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô.

+ Chính phủ các nước Mĩ, Anh, Pháp đều có chung một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm đẩy mạnh phát xít nước này quay sang tấn công Liên Xô. Với “Đạo luật trung lập” (8/1935), giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.

 

- Như vậy, các nước Mĩ - Anh - Pháp không kiên quyết chống phát xít, đồng thời lại muốn mượn tay phát xít tiêu diệt Liên Xô. Chính thái độ nhượng bộ của Mĩ - Anh -Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi để phe phát xít thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình.

 

* Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- Trước hết, GV sử dụng lược đồ hình 42 SGK (Lược đồ Đức - Italia gây chiến và bành trướng từ tháng 10/1935 đến tháng 8/1939) kết hợp với tường thuật cho HS một số sự kiện như sau: Trước thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của Mĩ - Anh -Pháp, chính quyền các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình. Bước đầu tiên trong kế hoạch chinh phục châu Âu và thế giới của phát xít Đức là chiếm tất cả đất đai có người Đức ở, những nước láng giềng của Đức, trước hết là Aïo rồi đến Tiệp Khắc và Ba Lan.

2. Tự hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới

* Hội nghị Muy-ních:

- Hoàn cảnh triệu tập:

+ Tháng 3/1938, Đức thôn tính Aïo. Sau đó Hít le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc.

+ Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược.

+ Anh - Pháp tiếp tục thỏa hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.

- Ngày 11/3/1938, quân đội Đức tràn vào nước Aïo. Ngày 13/3/1938, một luật pháp quyết định sáp nhập Aïo vào đế quốc Đức được ban hành. Ngày 02/4/1938, chính phủ Anh đã chính thức công nhận việc nước Đức thôn tính Áo, chính phủ Pháp cũng giữ lập trường tương tự như vậy.

=> Do đó, ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức Italia.

- Sau khi chiếm Áo, Đức chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc. Tiệp Khắc chiếm một địa vị đặc biệt qua trọng trong kế hoạch giành quyền thống trị lục địa châu Âu của Đức. Tiệp Khắc vốn gắn với Pháp và Liên Xô bằng Hiệp ước tương trợ, là trở ngại quan trọng cho việc thực hiện những mưu đồ xâm lược của Hít-le ở Trung và Đông Nam Âu. Đánh vào Tiệp Khắc nhưng mưu đồ xâm lược của Hít-le ở Trung và Đông Nam Âu. Đánh vào Tiệp Khắc tức Hít-le đồng thời đã giáng một đòn mạnh vào Pháp, loại trừ đồng minh quan trọng của Pháp ở Trung Âu và cô lập Pháp. Ngoài ra việc chiếm Tiệp Khắc mở ra cho Đức khả năng “thọc vào sườn” của Ba Lan. Kế hoạch xâm lược Tiệp Khắc cũng nhằm chống Liên Xô và là giai đoạn quan trọng nhất trong việc chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xô.

 

- Để thôn tính Tiệp Khắc, Hít-le đã gây ra “vụ Xuy-đét”. Bằng cách xúi giục các cư dân gốc Đức sinh sống ở vùng Xuy-đétcủa Tiệp Khắc nổi dậy đòi li khai, Hít-le yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc trao quyền tự trị cho Xuy-đét. Trước tình thế cấp bách đó, Liên Xô tuyên bố sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống xâm lược. Nhưng các nước Anh, Pháp vẫn tiếp tục chính sách thỏa hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức. Anh - Pháp còn đe dọa: nếu Tiệp Khắc tiếp nhận sự giúp đỡ của Liên Xô thì cuộc chiến tranh của nước Đức phát xít sẽ mang tính chất một cuộc “Thập tự chinh” chống Liên Xô mà Anh, Pháp khó tránh khỏi không tham gia.

 

- Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của người đứng đầu các chính phủ Anh - Pháp - Đức và Italia. Một hiệp định đã được ký kết. Theo đó, Anh - Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hít-le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. Đại biểu Tiệp Khắc được mời đến Muy-ních chỉ để tiếp nhận và thi hành hiệp định.

- Nội dung: Anh - Pháp ký hiệp định trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.

- Sau khi tường thuật xong sự kiện Muy-ních, GV hỏi: Nêu nhận xét của em về sự kiện Muy-ních?

 

- (GV có thể gợi ý: Chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Anh- Pháp được thể hiện ở hội nghị Muy-ních như thế nào? Hội nghị này thể hiện âm mưu gì của chủ nghĩa đế quốc đối với Liên Xô?)

 

- HS thảo luận, GV gọi một số HS trả lời và bổ sung. Sau đó, GV nhận xét, phân tích và chốt ý:

 

+ Thỏa hiệp đế quốc ở Muy ních là đỉnh cao nhất của chính sách dung túng, nhượng bộ, lôi kéo phát xít mà các nước phương Tây đã thi hành từ đầu để chống lại Liên Xô. Ngày 30/9, Đức và Anh đã ký ở Muy-ních tuyên bố “không xâm phạm lẫn nhau để giải quyết hòa bình các vấn đề tranh chấp”. Sau đó một thời gian ngắn, một bản tuyên bố tương tự cũng được ký kết giữa Đức và Pháp.

+ Hiệp nghị Muy-ních thực chất là một âm mưu nghiêm trọng nhằm thành lập “Mặt trận thống nhất của chủ nghĩa đế quốc quốc tế” chống Liên Xô. Đây là lần thứ hai sau khi Cách mạng tháng 10 Ngan thắng lợi, các nước đế quốc hầu như đã đạt được mục đích của chúng (lần thứ nhất là Mặt trận đế quốc 14 nước vũ trang can thiệp vào Liên Xô từ 1918 - 1921).

- Ý nghĩa:

+ Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Mĩ - Anh - Pháp.

+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩvà Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô.

* Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

 

- GV nêu câu hỏi: Sau khi chiếm được Xuy-đét, Hít-le có hành động như thế nào? Hành động đó thể hiện âm mưu gì của phát xít Đức?

 

- HS đọc SGK, thảo luận, trả lời. GV phân tích, bổ sung và chốt ý.

 

+ Sau khi chiếm Xuy-đét, tháng 3/1939 Hít-le thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc. Như vậy, bọn phát xít đã trắng trợn xóa bỏ hiệp định vừa ký kết ở Muy-ních, giới thống trị Anh - Pháp - Mĩ tính toán rằngsau khi chiếm trọn Tiệp Khắc, Đức sẽ tấn công Liên Xô. Nhưng thực tế, sau khi chiếm Tiệp Khắc, Hít-le bắt đầu gây hấn và chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan. Trước khi khai chiến, Đức đã đề nghị đàm phán với Liên Xô để phòng khi chiến tranh bùng nổ phải chống lại 3 cường quốc trên cả hai mặt trận (Anh Pháp ở phía tây và Liên Xô ở phía đông). Liên Xô chấp nhận đàm phán vì đây là giải pháp tốt nhất để tránh một cuộc chiến tranh và bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế cô lập lúc bấy giờ. Bản “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhay” đã được ký kết ngày 23/8/1939 và kèm theo đó là một “Biên bản mật” nhằm phân chia khu vực ảnh hưởng ở Đông Âu giữa hai nước.

* Sau hội nghị Muy-ních:

- Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939)

- Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.

- Ngày 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau”

- Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-ních, thực hiện mưu đồ thôn tính châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô.

+ Những hành động trên đây của Đức đã phơi bầy rõ bản chất hiếu chiến và âm mưu nham hiểm của Đức. Cam kết “chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu” của Hít-le ở hội nghị Muy-ních chỉ5 là ảo tưởng của Mĩ - Anh - Pháp. Thực tế, Đức đã thể hiện rõ mưu đồ của mình là bành trướng thế lực ở châu Âu trước, sau đó mới dốc toàn lực lượng chiến tranh với Liên Xô. Bởi lẽ, Đức đã sớm nhận thấy thái độ dung túng, nhu nhược của Mĩ - Anh - Pháp và biết rằng tấn công Liên Xô trước là một việc khó khăn và nguy hiểm, vì Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa to lớn, có nguồn dự trữ về nhân lực và vật lực vô tận.

 

- GV chuyển ý: Vậy Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ và lan rộng ở châu Âu như thế nào? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu.

 

* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm

- GV nêu nhiệm vụ học tập ở mục II là GV sẽ cùng với HS lập niên biểu về quá trình xâm chiếm châu Âu của phát xít Đức (từ tháng 9/1939 đến tháng 61940). Sau đó GV đưa ra mẫu niên biểu.

II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ tháng 9/1939 đến tháng 9/1940)

- Tiếp đó GV chia lớp thành 4 nhóm, GV yêu cầu các nhóm qua sát lược đồ “Quân Đức đánh chiếm châu Âu” (1939 - 1941) và theo dõi SGK để hoàn thành câu hỏi được giao:

 

+ Nhóm 1: Diễn biến của chiến sự từ ngày 01/9/1939 đến cuối tháng 9/1939? Kết quả?

 

+ Nhóm 2: Diễn biến của chiến sự từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1940? Kết quả?

 

+ Nhóm 3: Diễn biến của chiến sự từ tháng 4/1940 đến tháng 9/1940? Kết quả?

 

+ Nhóm 4: Diễn biến của chiến sự từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941? Kết quả?

 

- HS thảo luận nhóm và tự điền vào bảng thống kê nội dung được phân công, cử một đại diện trình bày trước lớp.

 

- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV đưa ra thông tin phản hồi bằng cách treo lên bảng một bảng thống kê đã chuẩn bị sẵn theo mẫu trên.

 

Thời gian

Chiến sự

Kết quả

Từ 01/9/1939 đến ngày 29/9/1939

Đức tấn công Ba Lan

Ba Lan bị Đức thôn tính.

Từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1939

“Chiến tranh kỳ quặc”

Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng

Từ tháng 4/1940 đến tháng 9/1940

Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu

- Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua bị Đức thôn tính. Pháp-đầu hàng Đức. Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được

Từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941

Đức tấn công Đông và Nam Âu

- Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Nam Tư, Hi Lạp bị thôn tính.

Trong quá trình HS thảo luận và trả lời, GV lưu ý phân tích cho các em một số sự kiện sau:

1. Tại sao Đức chọn Ba Lan làm nơi tấn công mở đầu cho cuộc chiến tranh? Bởi vì Ba Lan là nước có nhiều tài nguyên quan trọng phục vụ cho công nghiệp chiến tranh (có thể dùng Ba Lan làm bàn đạp để tấn công Liên Xô và nhiều nước châu Âu khác).

2. Tấn “thảm kịch” nước Pháp (HS quan sát, khai thác trong SGK: “Quân Đức tiến vào Pari): Sau khi chọc thủng phòng tuyến Maginô ở miền Bắc nước Pháp, ngày 05/6/1940, quân Đức tiến về phía Pari như bão táp. Chính phủ Pháp tuyên bố “bỏ ngỏ” thủ đô và chạy về Boóc-đo, một bộ phận do tướng Đờ Gôn cầm đầu bỏ đất Pháp ra nước ngoài, dựa vào Anh, Mĩ tiến hành cuộc kháng chiến chống Đức. Bộ phận còn lại do Pêtanh đứng ra lập chính phủ mới, ngày 22/6/1940 kí với Đức hiệp ước đầu hàng nhục nhã (Pháp bị tước vũ trang, hơn 3/4 lãnh thổ Pháp bị Đức chiếm đóng và Pháp phải nuôi toàn bộ quân đội chiếm đóng Đức).

* Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

- Trước hết GV yêu cầu HS quan sát bảng niên biểu và yêu cầu: Qua niên biểu về quá trình xâm chiếm châu Âu của phát xít Đức, em có nhận xét gì về tình hình chiến sự trong giai đoạn từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941?

- HS trao đổi với nhau để tìm ý trả lời, GV gọi một số em phát biểu rồi nhận xét, phân tích và chốt ý: Ở giai đoạn đầu, Đức tấn công và hoàn toàn nắm quyền chủ động chiến lược, giành thắng lợi to lớn mà hầu như không bị tổn thất gì đáng kể. Đức đã chiếm và thống trị hầu như toàn bộ châu Âu tư bản chủ nghĩa (trừ Anh và một vài nước trung lập). Với ưu thế này, Hít-le dốc sức và mở cuộc tấn công xâm lược Liên Xô ngày 22/6/1941.

- GV đưa ra câu hỏi củng cố kiến thức cho HS: Qua diễn biến của chiến sự từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941, em hãy rút ra nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai và tính chất của chiến tranh trong giai đoạn đầu?

- HS trao đổi, thảo luận với nhay, GV gọi một số HS trả lời và HS khác bổ sung.

- GV bổ sung, phân tích và chốt ý: Nguyên nhân sâu xa của Chiến tranh thế giới thứ hai là tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Sự phát triển không đều đó đã làm cho so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản, việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Điều đó nhất định phải đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

- Nguyên nhân trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, quân phiệt Nhật Bản và phát xít Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ phát xít, tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai tàn sát nhân loại.

- Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn đầu là một cuộc chiến tranh để quốc, xâm lược, phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào sự chết chóc...

* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm

- GV dẫn dắt: Từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942, Chiến tranh thế giới thứ hai đã lan rộng khắp các châu lục trên thế giới. Tính chất của chiến tranh có sự thay đổi, khối đồng minh chốngphát xít hình thành. Để hiểu cụ thể về tình hình trên, các em sẽ hoạt động theo nhóm.

- GV chia lớp thành 4 nhóm. Nhiệm vụ cụ thể về của từng nhóm là:

III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942)

1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi

* Mặt trận Xô - Đức:

- Ngày 22/6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô theo kế hoạch đã định.

+ Nhóm 1: Phát xít Đức đã tấn công vào lãnh thổ Liên Xô như thế nào? Nhân dân Liên Xô đã chiến đấu chống lại phát xít Đức ra sao?

+ Nhóm 2: Chiến sự ở Bắc Phi bùng nổ và diễn biến ra sao?

+ Nhóm 3: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ như thế nào?

+ Nhóm 4: Nguyên nhân nào dẫn tới sự ra đời của khối đồng mình chống phát xít? Tại sao nói việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến?

- Các nhóm quan sát bản đồ, lược đồ kết hợp với SGK, thảo luận, cử đại diện trình bày.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

+ Nhóm 1: Ngay từ đầu tháng 12/1940 Hít-le đã thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô với tư tưởng cơ bản là: “chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh. Tận dụng ưu thế về trang thiết bị kỹ thuật và yếu tố bất ngờ.

Thời gian đầu nhờ có ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến nên quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

- Tháng 12/1941, Hồng quân Liên Xô phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức ta khỏi cửa ngõ Matxcơva, làm phá sản kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng của Đức”.

- Cuối năm 1942 Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía Nam nhằm chiếm Xtalingrat, song không thể chiếm được thành phố này.

- Rạng sáng ngày 22/6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô theo kế hoạch đã định Đức đã huy động 190 sư đoàn với 5,5 triệu quân, 3712 xe tăng, 4950 máy bay, chia làm 3 đạo quân, đồng loạt tấn công trên suốt dọc tuyến biên giới phía tây Liên Xô. Trong những tháng đầu, nhờ ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức đã tiến sau vào lãnh thổ Liên Xô. Đạo quân phía bắc bao vây Lê-nin-grát, đạo quân trung tâm tiến tới ngoại vi thủ đô Matxcơva, đạo quân phía nam chiếm Ki-ép và Ucraina. Tháng 12/1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức ra khỏi cửa ngõ thủ đô. Kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le bị phá sản.

 

- Thất bại ở Matxcơva, quân Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía Nam nhằm chiếm vùng lương thực và dầu mỏ quan trọng nhất của Liên Xô. Mục tiêu chủ yếu của Đức là nhằm đánh chiến Xtalingrát, thành phố được mệnh danh là “nút sống” của Liên Xô. Với quyết tâm “không lùi một bước” và phải giữ cho được Xtalingrát bằng bất cứ giá nào. Quân và dân Liên Xô đã chiến đấu quyết liệt, khiến quân Đức không thể chiếm được thành phố này.

* Mặt trận Bắc Phi

+ Nhóm 2: Ở Mặt trận Bắc Phi, từ tháng 9/1940 quân đội Italia đã tấn công Ai Cập. Cuộc chiến ở đây diễn ra trong thế giằng co, không phân thắng bại giữa liên quân Đức - Italia với liên quân Anh - Mĩ. Liên quân Anh -Mĩ giành ưu thế ở Bắc Phi và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận (sau thất bại ở Matxcơva, Đức phải tập trung lực lượng vào mặt trận Xô - Đức nên quân Đức - Italia ở Bắc Phi yếu thế).

- Tháng 9/1940, quân đội Italia tấn công Ai Cập.

- Tháng 10/1942, liên quân Mĩ - Anh giành thắng lợi lớn trong trận En A-la-men (Ai Cập) và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận.

+ Nhóm 3: (Xem SGK: Cuộc tấn công Trân Châu Cảng và Lược đồ chiến trường châu Á - Thái Bình Dương).

2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ?

- Trong khi chiến tranh thế giới diễn ra ở châu Âu, thì ở châu Á, Nhật Bản đã ráo riết nhảy vào cuộc chiến. Việc Mĩ kiên quyết phản đối quân Nhật kéo vào Đông Dương (9/1940) đã làm cho quan hệ Nhật - Mĩ căng thẳng, khiến Nhật quyết định tiến hành chiến tranh với Mĩ. Ngày 7/12/1941, vào 7 giờ 55 phút giờ địa phương, các máy bay trên tầu sân bay Nhật cất cánh oanh tạc dữ dội các tầu chiến và sân bay Mĩ ở cảng Trân Châu. Tham gia trận tập kích này còn có 12 tầu ngầm của Nhật. Cuộc tập kích bất ngờ và dữ dội của hạm đội Nhật đã gây cho hạm đội Mĩ những tổn thất nặng nề chưa từng có trong lịch sử hải quân Mĩ (5 tầu chủ lực bị đánh chìm, 19 tàu chiến và 177 máy bay bị tiêu diệt, hơn 3000 binh lính và sĩ quan Mĩ bị thiệt mạng. Tới lúc đóm Mĩ đã tuyên chiến với Đức, Italia, Nhật và chiến tranh Thái Bình Dương chính thức bùng nổ. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làn rộng khắp thế giới.

 

- Từ tháng 12/1941 đến tháng 5/1942, quân Nhật đã chiếm được một vùng rộng lớn, gồm Thái Lan, Mã Lai, Xingapo, Philíppin, Miến Điện, Inđônêxia và nhiều đảo ở Thái Bình Dương. Đến năm 1942, quân Nhật đã thống trị gần 8 triệu km2 đất đai với 500 triệu dân ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

- Từ tháng 12/1941 - tháng 5/1942, Nhật Bản mở một loạt cuộc tấn công và chiếm được một vùng rộng lớn ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

+ Nhóm 4: Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã đẩy hàng trăm quốc gia dân tộc vào ách thống trị tàn bạo của phát xít, thúc đẩy họ cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.

- Việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến. Cuộc chiến tranh mà nhân dân Liên Xô tiến hành không vì mục tiêu tranh chấp đất đai như các nước đế quốc mà là cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại nhằm chống lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình cho dân tộc và nhân loại. Cuộc chiến tranh đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng. Nó còn tác động khiến các chính phủ Mĩ - Anh phải dần thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít, khôi phục chủ quyền của các dân tộc bị phát xít nô dịch. Trên cơ sở đó mà khối Đồng minh chống phát xít được hình thành. Ngày 1/1/1942, tại Oasinhtơn, 26 quốc gia (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) đã ra bản “Tuyên ngôn Liên hợp quốc” cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình. Sự kiện đó đánh dấu khối Đồng minh chống phát xít chính thức được thành lập.

- Việc Liên Xô tham chiến và sự thành lập khối Đồng minh chống phát xít đã làm cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi. Từ chỗ một cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa, giờ đây nó đã trở thành một cuộc chiến tranh của Liên Xô, Đồng minh và nhân dân thế giới chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ chính nghĩa và hòa bình nhân loại.

3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành.

- Nguyên nhân:

+ Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.

+ Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mĩ - Anh thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.

- Sự thành lập: Ngày 01/1/1942, 26 nước (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) ra tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.

- Ý nghĩa: Việc Liên Xô tham chiến và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít làm cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại.

* Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- GV sử dụng bản đồ Chiến tranh thế giới thứ hai và tường thuật cho HS về trận phản công của Hồng quân Liên Xô tại Xtalingrát: Ngày 19/11/1942, Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công. Mở đầu bằng những đòn sấm sét của pháo binh, từ ngày 19/11 đến ngày 23/11, Hồng quân đã nhanh chóng khép kín dần 33 vạn quân tinh nhuệ Đức ở mặt trận Xtalingrát. Hít-le vội điều đạo quân của thống chế Manxten đến phá vây. Cuộc chiến đấu giữa Đức và Liên Xô đã diễn ra các liệt suốt từ cuối tháng 11 đến tháng 12. Đạo quân của Manxten bị đẩy lùi ra xa và tổn thất nặng nề. Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943, Hồng quân mở cuộc tấn công tiêu diệt đạo quân bị bao vây: tiêu diệt 2/3 lực lượng đạo quân tinh nhuệ, 1/3 bị bắt sống, trong đó có thống chế Phôn Pao-lút và 24 viên tướng.

IV. Quân đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (từ tháng 11/1942 đến tháng 8/1945)

1. Quân đồng minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944)

* Ở Mặt trận Xô-Đức:

- Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943, Hồng quân Liên Xô phản công, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ gồm 33 vạn người của phát xít Đức ở Xtalingrát.

- Sau khi tường thuật, GV hỏi: Theo em, với kết quả đặt được, chiến thắng Xtalingrát có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

 

- HS thảo luận, trả lời, bổ sung cho nhau. GV nhận xét, phân tích và chốt ý: Trận Xtalingrát là một trong những trận đánh lớn, tiêu biểu nhất về nghệ thuật quân sự, có ý nghĩa xoáy chuyển toàn cuộc chiến, giáng những đòn khủng khiếp vào tinh thần chiến đấu của quân Đức. Nó đã chứng tỏ sức mạnh vật chất và tinh thần lớn lao của Hồng quân và nhân dân Liên Xô, cổ vũ quân dân Liên Xô tiếp tục chiến đấu giành thắng lợi cuối cùng. Chiến thắng Xtalingrát đã đánh dấu bước ngoặt căn bản của chiến tranh thế giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngữ. Đồng thời bắt đầu tù đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các Mặt trận.

- Tiếp đó, GV thông báo: Sau chiến thắng Xtalingrát, Hồng quân đã nhanh chóng bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Cuốc-xcơ (từ ngày 5/7 đến ngày 23/8/1943), loại khỏi vòng chiến đấu 500.000 quân Đức, đến tháng 6/1944 đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô.

* Hoạt động 2: Cá nhân

Ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh thế giới, buộc quân Đức phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự, mở ra thời kỳ Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tổng tấn công đồng loạt trên các Mặt trận.

Cuối tháng 8/1943, Hồng quân bẻ gãy cuộc phản công của Đức tại vòng cung Cuốcxcơ, đánh tan 50 vạn quân Đức.

- Tháng 6/1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.

- GV nêu câu hỏi: Ở các Mặt trận khác, cuộc phản công của quân đồng minh diễn ra như thế nào?

- HS đọc SGK, GV gọi một em trả lời câu hỏi. Sau đó GV chốt ý (các sự kiện diễn ra ở Mặt trận Bắc Phi, ở Italia, ở Thái Bình Dương như SGK).

* Ở Mặt trận Bắc Phi: Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mĩ - Anh phản công quét sạch quân Đức - Italia khỏi châu Phi. Chiến sự ở châu Phi chấm dứt.

 

* Ở Italia: Tháng 7/1943 đến tháng 5/1945, liên quân Mĩ - Anh tấn công truy kích quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.

 

* Ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan (1/1943) Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.

* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm

- GV chia lớp thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Phát xít Đức bị tiêu diệt như thế nào? Em đánh giá như thế nào về vai trò của Liên Xô và đồng minh Mĩ - Anh trong việc tiêu diệt phát xít Đức.

2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc

+ Nhóm 2: Phát xít Nhật đã bị tiêu diệt như thế nào? Em đánh giá như thế nào về vai trò của Liên Xô và đồng minh Mĩ - Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật?

 

- Các nhóm đọc sách, thảo luận, cử đại diện trả lời.

 

- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý, kết hợp việc hướng dẫn HS khai thác bản đồ Chiến tranh thế giới thứ hai ở SGK.

 

* Nhóm 1:

a. Phát xít Đức bị tiêu diệt

- Sau khi giải phóng toàn bộ lãnh thổ và tiến quân giải phóng các nước Trung và Đông Âu, Hồng quân Liên Xô tiến sát biên giới nước Đức.

- Mùa hè năm 1944, Mĩ - Anh và đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu, tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan và chuẩn bị tấn công nước Đức.

- Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông.

- Từ tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô bắt đầu cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông. Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức Hội nghị Italia giữa 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc phân chia khu vực chiếm đóng nước Đức, châu Âu và việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Liên Xô cam kết sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật sau khi nước Đức đầu hàng. Cuộc tấn công quân Đức ở Mặt trận phía tây của quân đồng minh bắt đầu từ tháng 2/1945.

- Ngày 16/4/1945, Liên Xô bắt đầu tấn công Béc-lin diễn ra hết sức quyết liệt. Lực lượng quân Đức ở Béc-lin có hơn 50 sư đoàn với quân số trên 1 triệu người, 1500 xe tăng, trên 3000 máy bay và ngay trong thành phố, chúng lập ra đội dân quân phòng về đông 20 vạn người được trang bị đầy đủvũ khí hiện đại. Bộ tổng Tư lệnh tối cao của Liên Xô đã huy động lực lượng của 2 phương diện quân gồm 2,5 triệu người 6.250 xe tăng, 7500 máy bay. Ngày 30/4, quân đội Liên Xô đã chiếm được bộ phận chủ yếu của toàn nhà quốc hội Đức. Chiều ngày 30/4, cờ Liên Xô cắm trên mái nhà Quốc hội, Hít-le tự sát dưới hầm chỉ huy.

- Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Italia gồm 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

- Năm 1944, Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu và bắt đầu mở cuộc tận công quân Đức ở Mặt trận phía tây từ tháng 2/1945.

- Ngày 16/4 đến ngày 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đánh bại hơn 1 triệu quân Đức tại Béclin. Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt.

- Ngày 9/5/1945, nước Đức ký văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.

- Về vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt phát xít Đức: Liên Xô và Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt phát xít Đức (lưu ý phạm vi câu hỏi tập trung vào thời gian từ 1944 - 1945). Việc Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở mặt trận phía Đông và quân Đồng minh mở cuộc tấn công Đức ở mặt trận phía tây đã làm cho phát xít Đức bị kẹp giữa 2 gọng kìm, bị uy hiếp về tinh thần và nhanh chóng đi đến thất bại. Liên Xô đã đóng vai trò lớn lao trong trận công phá Béc-lin, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức tại dào huyệt cuối cùng của chúng.

- Tháng 5/1945, nước Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.

* Nhóm 2:

- Ở mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944 liên quân Mĩ - Anh đã triển khai các cuộc tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Philíppin. Quân Mĩ tăng cường uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của các nước Nhật bằng không quân.

b. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

- Từ năm 1944, Mĩ - Anh triển khai tấn công quân Nhậtở Miến Điện, Philíppin, các đảo ở Thái Bình Dương.

- Ngày 6/8/1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hirôsima làm 8 vạn người thiệt mạng. Ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công nư vũ bão vào đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu.

- Ngày 9/8, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai hủy diệt thành phố Nagasaki, giết hại 2 vạn người. Ngày 15/8, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

- Về vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật(xét phạm vi thời gian 1944 - 1945): Liên Xô, Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Nhật. Cuộc tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít Nhật. Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá hủy lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, reo rắc thảm họa chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.

- Mĩ tăng cường đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân. Ngày 6/8/1945 và 9/8/1945 Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirôsima và Nagasaki giết hại hàng vạn người.

- Ngày 8/7, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân chủ lực của Nhật ở Mãn Châu.

- Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

- Sau khi tiêu diệt phát xít Đức, Liên Xô đã thực hiện đúng cam kết cảu hội nghị Italia là tham gia chiến tranh chống Nhật. Cuộc tấn công của Liên Xô vào đạo quân Quan Đông - đạo quân chủ lực của Nhật, đã góp phần quyết định buộc phát xít Nhật phải đầu hàng 15/8/1945, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

 

* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV cho HS quan sát tranh Hirôsima sau khi bị ném bom nguyên tử và bảng so sánh 2 cuộc chiến tranh thế giới.

V. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai

- GV đưa ra câu hỏi: Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai? Em hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.

 

- HS theo dõi SGK, trao đổi với nhau. GV gọi một số em phát biểu suy nghĩ của mình sau đó nhận xét, chốt ý.

+ Về kết cục của chiến tranh.

+ Bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay: Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên một sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại. Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người. Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.

- Chủ nghĩa phát xít Đức - Italia

- Nhật sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong đó, 3 cường Quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệungười bị thương, thiệt hại về vật chất 4000 tỷ đô la.

- Ý nghĩa: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

4. Sơ kết bài học

- Củng cố: GV củng cố kiến thức cho HS bằng cách yêu cầu các em tổng hợp kiến thức đã học trả lời các câu hỏi như sau:

1. Nguyên nhân và con đường dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai?

2. Qua diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai (từ tháng 9/1939 đến tháng 8/1945) em hãy rút ra nhận xét về vai trò của Liên Xô và các đồng minh Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai và rút ra bài học cho bản thân em về cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.

- Dặn dò:

+ Tiếp tục suy nghĩ, trả lời các câu hỏi trên.

+ Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Bài tập:

1. Sau khi xé bỏ hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?

A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu

B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô

C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu

2. Trong bối cảnh đó thái độ của Liên Xô đối với các nước Đức như thế nào?

A. Coi nước Đức là đồng minh

B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức

C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất

3. Liên Xô có chủ trương gì với các nước tư bản khác?

A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp

B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp

C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp

4. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng

Sự kiện

 

Thời gian

1. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

 

a. Ngày 9/5/1945

2. Phát xít Đức tấn công Liên Xô

 

b. Ngày 1/9/1939

3. Chiến thắng Xtalingrát

 

c. Ngày 22/6/1941

4. Phát xít Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện

 

d. Tháng 2/1943