Giáo án Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) mới nhất

BÀI 25: SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Nắm được nét chính của tiến trình xâm lược của Pháp đối với nước ta.

- Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranhc chống xâm lược của nhân dân ta, cắt nghĩa được nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh đó.

- Thấy rõ bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.

2. Tư tưởng, tình cảm

- Củng cố lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn thực dân và phong kiến tay sai.

- Lòng kính trọng và biết ơn các anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh thân mình cho sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc.

3. Kỹ năng

- Củng cố kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá…

- Kĩ năng sử dụng các loại tranh, ảnh, lược đồ lịch sử.

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC ÔN TẬP

1. Những sự kiện chính

- GV yêu cầu HS cùng lập bảng thống kê các sự kiện chính

Gợi ý:

- Kẻ lên bảng khung chưa có sự kiện

- Lần lượt yêu cầu HS nhớ lại và hoàn thành bảng.

Bảng kê các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam

(1858 – 1884)

Niên đại

Sự kiện

1/9/1858

Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mỏ màn xâm lược Việt Nam

2/1859

Pháp đánh Gia Định

2/1962

Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì

5/6/1862

Kí Hiệp ước Nhâm Tuất

6/1867

Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Tây Nam Kì

20/11/1873

Pháp đánh thành Hà Nội

18/8/1883

Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng kí Hiệp ước Hác-măng

6/6/1884

Kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt

Bảng kê các sự kiện chính của phong trào Cần Vương

(1885 – 1896)

Niên đại

Sự kiện

5/7/1885

Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở Huế

13/7/1885

Ra chiếu Cần Vương

1886 – 1887

Khởi nghĩa Ba Đình

1883 – 1892

Khởi nghĩa Bãi Sậy

1885 – 1895

Khởi nghĩa Hương Khê

1884 – 1913

Khởi nghĩa Yên Thế

Nửa cuối thế kỉ XIX

Trào lưu cải cách Duy Tân

Bảng kê các sự kiện chính của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

(đến năm 1918)

Niên đại

Sự kiện

1905 – 1909

- Phong trào Đông Du

1907

- Đông Kinh Nghĩa Thục

1908

- Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì

1916

- Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế

1917

- Khởi nghĩa của Binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên

1911

- Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước

2. Những nội dung chủ yếu

Gợi ý cách làm:

- GV nêu từng vấn đề về nội dung

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm

* Nội Dung 1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

Hướng dẫn trả lời: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản … nhu cầu xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam giàu sức người sức của…

* Nội dung 2. Nguyên nhân làm cho nước ta biến thành thuộc địa của thực dân Pháp.

Hướng trả lời: Thái độ không kiên quyết, ảo tưởng vào thương lượng, xa rời nhân dân của triều đình Huế. Trách nhiệm thuộc về triều đình Huế.

* Nội dung 3. Phong trào Cần Vương.

Hướng trả lời: Nguyên nhân, nét chính về ba cuộc khởi nghĩa lớn, ý nghĩa lịch sử của phong trào.

* Nội dung 4. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX

Hướng trả lời:

+ Qui mô: Khắp miền Trung Kì và Bắc Kì, thành phần tham gia gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là 3 cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê.

+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

+ Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được.

* Nội dung 5: Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Hướng trả lời:

+ Nguyên nhân sự chuyển biến: tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật.

+ Những biểu hiện cụ thể:

- Về chủ trương đường lối: giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hoà theo mô hình của Nhật Bản).

- Về biện pháp đấu tranh: phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy tân cải cách.

- Về thành phần tham gia: đông đảo, nhiều tấng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

II. BÀI TẬP THỰC HÀNH

Yêu cầu HS lập Bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong trào Cần Vương theo bảng sau:

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Người

lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Nguyên nhân

thất bại

ý nghĩa, bài học